Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3: Những điều mẹ nên biết

NGÀY ĐĂNG: 16/12/2016
Bước vào giai đoạn 3 Ăn dặm kiểu Nhật (trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi), bé không chỉ học được thêm nhiều kỹ năng quan trọng, mà dinh dưỡng của bé có một sự thay đổi vượt bậc: thay vì lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé bắt đầu lấy phần lớn dinh dưỡng […]

Bước vào giai đoạn 3 Ăn dặm kiểu Nhật (trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi), bé không chỉ học được thêm nhiều kỹ năng quan trọng, mà dinh dưỡng của bé có một sự thay đổi vượt bậc: thay vì lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé bắt đầu lấy phần lớn dinh dưỡng từ ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến con trong giai đoạn này. Dưới đây là những điều mẹ nên biết về Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3.

Khi nào mẹ có thể cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Khi bé đã thành thạo với việc nghiền thức ăn, quen với cữ 2 bữa/ngày thì bé đã sẵn sàng với việc chuyển tiếp sang giai đoạn mới với những thức ăn có độ thô hơn. Điều này có nghĩa là bé sẵn sàng ăn dặm vào giai đoạn 3.

Mục tiêu của Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Bé có thể dùng lợi để nhai thức ăn. Tập cho bé cầm nắm thức ăn, làm quen với việc đưa một lượng thức ăn vào miệng vừa phải.

những điều cần biết về ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Kỹ năng của bé trong Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Lưỡi bé ngoài việc di chuyển trước sau, trên dưới thì bắt đầu có phản xạ di chuyển đẩy thức ăn sang hai bên trái và phải rồi dùng lợi để nghiền thức ăn. Có nghĩa là bé dần dần ăn gần như người lớn, không còn nghiền thức ăn nữa mà bắt đầu nhai thức ăn. Bé cũng bắt đầu học cắn rau củ quả bằng răng cửa.

Ngoài ra, bé còn học bốc thức ăn khéo léo với hai ngón tay cái và ngón trỏ. Thế nên nếu con nghịch, khám phá đồ ăn, mẹ cứ để cho con nghịch, không nên mắng hay cấm đoán con.

Số bữa ăn/ngày giai đoạn 3 Ăn dặm kiểu Nhật

Sang giai đoạn này, mẹ có thể tăng số bữa ăn dặm cho con lên 3 bữa/ngày với mục tiêu để bé hấp thu phần lớn lượng dinh dưỡng là từ ăn dặm. Các bữa ăn nên cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ, kết hợp với thời gian chơi, ngủ hợp lý sẽ giúp bé có cảm giác đói bụng và ăn được nhiều, ngon miệng hơn.

Một số thực phẩm ở giai đoạn 3 Ăn dặm kiểu Nhật 

Ngoài những thực phẩm ở giai đoạn 1giai đoạn 2, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thực phẩm mới trong những nhóm thực phẩm chính:

Tinh bột: Bắp, nui, mì ý…

Đạm: cá (cá nục, cá thu), tôm, cua; đậu hũ; các sản phẩm từ sữa (váng sữa); trứng; thịt (thịt bò, heo, đùi gà…)…

Rau củ quả: nấm, rong biển, giá đỗ…

Cách chế biến thức ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Ngoài cách ninh nấu như thời kỳ trước, thời kỳ này có thể thay đổi như xào, rán, om…Thức ăn độ cứng tương đương với chuối tiêu hoặc mềm hơn chút. Mẹ có thử bằng cách dùng 1 ngón tay bóp nhẹ đồ ăn là nát là được. Mẹ lưu ý không làm thức ăn quá cứng sẽ khiến bé lười nhai, hoặc thức ăn quá mềm cũng khiến trẻ nuốt chửng.

Tầm 9 tháng thì mẹ cho con ăn cháo đặc, sang tháng thứ 10, 11 mẹ có thể cho con ăn cơm nát.

Củ quả cắt thành nhiều hình dạng, nhưng chỉ nhỏ hơn cỡ 5mm, không cắt quá nhỏ trẻ sẽ nuốt chửng, không chịu nhai.

Với một số món mẹ nên tạo độ sánh bằng bột năng sẽ trợ giúp trong quá trình nhai nuốt.

Để bé tập cầm nắm thức ăn, rau củ mẹ có thể xắt thanh dài luộc hoặc hấp chín để cho bé dễ cầm nắm ăn và tập dùng răng cửa để cắn. Xắt miếng tương tự với hoa quả.

Lượng ăn tham khảo cho một bữa

Tinh bột: khoảng từ 60 – 100g tùy tỷ lệ gạo : nước

Thịt, cá: 35-40g

Đậu hũ: 45g

Trứng: 1/2 quả

Sản phẩm từ sữa: 30g/ngày (không quá 4 ngày/tuần)

Rau củ quả: 20-30g

Bơ, dầu ăn: 1-2 muỗng/bữa (5ml) (không quá 4-5 ngày/tuần)

Giờ ăn tham khảo cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Nửa đầu giai đoạn Giờ ăn Nửa sau giai đoạn
Sữa 6:00 Sữa
7:00 Ăn dặm
Ăn dặm + sữa 10:00 Sữa/Trái cây
12:00 Ăn dặm
Ăn dặm + Sữa 14:00
15:00 Sữa + Ăn nhẹ
Ăn dặm + Sữa 18:00 Ăn dặm
Sữa 22:00 Sữa
Dinh dưỡng:

Ăn dặm: 60 – 65%

Sữa: 35 – 40%

Dinh dưỡng:

Ăn dặm: 60-65%

Sữa: : 35 – 40%

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay