Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4: Những điều mẹ nên biết

NGÀY ĐĂNG: 17/12/2016
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4 (bé 12- 18 tháng tuổi), nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Dưới đây là những điều mẹ nên biết về Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4. Khi nào bé sẵn sàng ăn dặm giai đoạn 4 Khi […]

Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4 (bé 12- 18 tháng tuổi), nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Dưới đây là những điều mẹ nên biết về Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4.

Khi nào bé sẵn sàng ăn dặm giai đoạn 4

Khi bé đã quen với cữ 3 bữa/ngày và 2 bữa sữa, bé đã có thể nhai thành thạo các móm mềm như chuối chín là bé đã sẵn dàng bước vào giai đoạn 4.

Mục tiêu của Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4

Mẹ vẫn chế biến thức ăn mềm hơn thức ăn của người lớn để bé tiếp tục khả năng dùng răng hoặc lợi để nhai thức ăn. Mục tiêu để khi kết thúc giai đoạn ăn dặm (18 tháng tuổi), bé có thể ăn cơm như người lớn.

những điều mẹ nên biết về ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4

Kỹ năng của bé trong giai đoạn 4

Ở giai đoạn này, cắn và nhai không chỉ đơn thuần là động tác cắn và nhai, mà còn là sự chủ động điều chỉnh cách cắn và nhai ở mỗi dạng thức ăn khác nhau của bé.

Số bữa ăn/ngày của bé trong giai đoạn 4

Bước sang giai đoạn 4 của phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật, mẹ vẫn tiếp tục duy trì 3 bữa chính/ngày vì phần lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho bé đã được hấp thu qua thức ăn dặm.

Khi bé trên 1 tuổi, lượng sữa của bé có thể giảm xuống còn 500-560ml/ngày. Bé đã bắt đầu uống được sữa tươi nguyên kem.

Những thức ăn bé có thể ăn trong giai đoạn 4

Ngoài những thức ăn ở giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, mẹ có thể có bé ăn thêm các thức ăn mới:

Tinh bột: miến, mỳ Ý…

Đạm: lươn, trai, hến, tôm, cua biển, hải sản…

Rau củ quả: cần tây, mộc nhĩ, củ cải, cải thảo…

Chất béo: dầu ăn, bơ…

Cách chế biến thức ăn giai đoạn 4

Giai đoạn này bé đã có thể ăn cơm như của người lớn.

Rau củ quả mẹ nên cắt to hơn, khoảng bằng hạt lạc (1cm) và luộc/hấp cứng hơn giai đoạn 3 một chút để nâng mức độ thử thách bé tập cắn và nhai. Mẹ có thể thử rau củ quả bằng cách dùng thìa ấn nhẹ mà miếng thức ăn nát ra là được.

Các món ăn nhóm đạm thì ngoài nấu nhừ như giai đoạn trước, mẹ có thể tẩm bột, chiên, hoặc kho, om nhừ cho con ăn. Khi sử dụng dầu mỡ để nấu các món chiên, xào, mẹ nên hạn chế sao cho một ngày chỉ nên ăn một bữa có sử dụng dầu ăn là tốt nhất và không nên ăn dầu quá 4 ngày/tuần.

Lưu ý là mẹ nên quan sát con thật kỹ để điều chỉnh cách chế biến cho phù hợp với khả năng nhai, cắn của bé nhà mình.

Lượng ăn/bữa tham khảo

Tinh bột: 90g cơm nát/ 80g cơm thường

Cá, thịt: 35-40g

Trứng: 1/2 – 2/3 quả hay 4 quả trứng cút

Đậu hũ: 50 – 55g

Rau củ quả: 40 – 50g

Sản phẩm từ sữa: 100g

Giờ ăn tham khảo

7:00 Ăn dặm
10:00 Sữa + Ăn nhẹ
12:00 Ăn dặm
15:00 Sữa + Ăn nhẹ
18:00 Ăn dặm
22:00 Sữa

Dinh dưỡng nhận từ Ăn dặm: 75 – 80%, Sữa: 20 – 25%

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay