Bác sĩ nói về hiểu lầm “Trẻ bị viêm mũi không điều trị kháng sinh gây ra viêm xoang”

NGÀY ĐĂNG: 03/11/2016
“Trẻ bị viêm mũi không điều trị kháng sinh gây ra viêm xoang” – đây là một trong những lý do thường được nhiều bác sĩ sử dụng để kê đơn kháng sinh cho trẻ. Thông tin này khiến nhiều mẹ hiểu nhầm và lo lắng rằng cứ con viêm mũi là sẽ bị viêm […]

Trẻ bị viêm mũi không điều trị kháng sinh gây ra viêm xoang” – đây là một trong những lý do thường được nhiều bác sĩ sử dụng để kê đơn kháng sinh cho trẻ. Thông tin này khiến nhiều mẹ hiểu nhầm và lo lắng rằng cứ con viêm mũi là sẽ bị viêm xoang nếu không được chữa trị. Thực tế là bản thân viêm mũi đã có viêm xoang bởi mũi với xoang thông với nhau nên siêu vi thâm nhập vào xoang rất dễ dàng. Vì thế, nếu trẻ bị cảm, bị chảy mũi, nghĩa là cũng đã bị viêm xoang rồi. Nhưng quay lại vấn đề là trẻ bị viêm gì không quan trọng, mà tác nhân gây ra bệnh là vi khuẩn hay siêu vi mới là quan trọng để chữa đúng bệnh. Bởi nếu nhiễm khuẩn do vi khuẩn thì phải điều trị kháng sinh mới khỏi bệnh, nhưng nếu nguyên nhân là do siêu vi thì dùng kháng sinh không có tác dụng.

Trẻ bị viêm mũi

 

Muốn xác định được tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào yếu tố thời gian, tức là theo dõi tiến trình bệnh. Thông thường, một đợt sổ mũi do siêu vi sẽ kéo dài 2 tuần. Do đó, những trẻ sổ mũi kéo dài trên 2 tuần liên tục sẽ được coi là bị nhiễm vi khuẩn. Nhờ vào yếu tố này, cha mẹ có thể theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ để xác định trẻ ở trong trường hợp nào dưới đây và có cách xử lý phù hợp:

1. Nếu trẻ chảy mũi trong 10 ngày đến 2 tuần tự hết, thì trẻ bị nhiễm siêu vi.

2. Trẻ đang chảy mũi nhiều, đến ngày thứ 10, trẻ chảy mũi ít lại (nghĩa là trẻ có bớt). Sau đó trẻ đi học bị chảy mũi lại. Đây được xem là một đợt nhiễm bệnh mới chứ không phải là một đợt nhiễm bệnh kéo dài, không phải là vi khuẩn. Do đó, cha mẹ cần phải theo dõi rất kỹ bệnh của trẻ để trả lời cho bác sĩ.

3. Nếu trẻ sổ mũi nhiều và đi kèm một số triệu chứng khác như: sốt cao, đừ, đau vùng xoang, chảy mũi kéo dài trên 2-4 tuần lễ LIÊN TỤC KHÔNG NGỚT CHÚT nào, khi đó có thể trẻ bị viêm mũi xoang do vi khuẩn. Lúc này, bác sĩ có thể cho trẻ uống kháng sinh.

4. Vì có đến gần 200 loại siêu vi gây ra cảm (dẫn đến triệu chứng sổ mũi), nên trẻ đi học sẽ dễ bị sổ mũi hết lần này đến lần khác. Vì thế, có một số trẻ do tiếp xúc liên tục với nguồn siêu vi nên không có lúc nào đỡ, khiến cho sổ mũi kéo dài liên tục trên 2 tuần lễ. Nếu bác sĩ nghi ngờ là do vi khuẩn vẫn có thể cho thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng sổ mũi kéo dài (trên 2 tuần) của trẻ là do nhiều đợt nhiễm siêu vi nối tiếp nhau thì uống kháng sinh cũng không có tác dụng. Do đó, đối với những trẻ này, bác sĩ cần phải hỏi bệnh rất kỹ mới có thể phân biệt nguyên nhân gây bệnh.

Vì giai đoạn đầu không thể phân biệt được yếu tố gây bệnh, nên bác sĩ cần chờ 2-3 tuần sau khi trẻ tái khám mà triệu chứng không cải thiện, lúc này bác sĩ mới cho kháng sinh. Điều đó không có nghĩa là trẻ bị sổ mũi không dùng kháng sinh nên biến thành viêm xoang.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay