Bảo quản thức ăn dặm và sữa mẹ cho bé an toàn, không bị mất chất dinh dưỡng

NGÀY ĐĂNG: 21/09/2017
Hiệp Hội dinh dưỡng Lâm Sàng Anh luôn khuyên các mẹ nên chế biến thực phẩm tươi sống cho bé là tốt nhất. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có điều kiện để làm điều này (như nhà xa siêu thị, công việc…), vì vậy mà việc bảo quản thức ăn dặm hay sữa […]

Hiệp Hội dinh dưỡng Lâm Sàng Anh luôn khuyên các mẹ nên chế biến thực phẩm tươi sống cho bé là tốt nhất. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có điều kiện để làm điều này (như nhà xa siêu thị, công việc…), vì vậy mà việc bảo quản thức ăn dặm hay sữa mẹ cho bé một cách đảm bảo vệ sinh và bảo toàn chất dinh dưỡng là rất điều cần thiết.

Bảo quản sữa mẹ

Bộ Y Tế Anh và Hướng dẫn NICE (2008) ghi rõ về cách bảo quản sữa mẹ:

– Bảo quản nhiệt độ 0-4 độ C: không quá 5 ngày

– Bảo quản trong buồng lạnh đặc biệt của tủ lạnh: không quá 2 tuần

– Bảo quản trong tủ đông nhiệt độ dưới -18 độ C: không quá 6 tháng

Bảo quản thịt/cá/hải sản

– Thịt lợn/bò: Thịt sống hoặc chín:

+ Nếu để ngăn mát (nên để ngăn lạnh nhất – để trong hộc) – nhiệt độ <5 độ C: dùng trong 2 ngày.

+ Nếu để ngăn đá (nhiệt độ <-18 độ C): thịt mua về nên chia nhỏ hoặc xay nhuyễn để vào từng ngăn làm viên đá, để trong 3 tháng

+ Nhưng khuyến cáo của Hiệp Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh (HHDD) là nên cho bé dùng trong 7 ngày là an toàn.

– Cá, hải sản và thịt gà (gia cầm): Thịt sống và chín

+ Nếu để ngăn mát (nên để ngăn lạnh nhất [để trong hộc])-nhiệt độ <5 độ C: dùng trong 1 ngày.

+ Nếu để ngăn đá (nhiệt độ <-18 độ C): thịt mua về nên chia nhỏ (hoặc xay nhuyễn) để vào từng ngăn làm viên đá, để trong 3 tháng

+ Nhưng khuyến cáo của HHDD là nên cho bé dùng trong 4-5 ngày là an toàn

Bảo quản rau củ – trái cây

– Các loại rau cho lá: không rữa, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 2-4 ngày là tốt nhất. Lưu ý khi dùng thì hãy rửa sạch.

– Các loại củ: bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 10 ngày là tốt nhất.

– Nếu đã nấu chín và nghiền nát, lưu ý 3 bước sau:

+ Bước 1: sau khi nấu xong, làm lạnh nhanh trong 1 tiếng.

+ Bước 2: để riêng các loại rau củ, chia nhỏ vào từng ngăn của vỉa làm đá.

+ Bước 3: lưu trữ nhiệt độ dưới -18 độ C, khuyên dùng trong 2-3 tuần.

bảo quản thức ăn dặm

– Một số rau củ lưu trữ và thời gian bé ăn tốt nhất:

+ Bắp bóc vỏ (tách hạt): 1-2 ngày

+ Bắp còn vỏ : 2-3 ngày

+ Cà chua: 3-4 ngày

+ Bông cải xanh: 5 ngày

+ Bông cải trắng: 1 tuần

+ Ớt chuông: 1 tuần

+ Bí đỏ: 1 tuần

+ Dưa leo: 1 tuần

+ Cà rốt: 2 tuần

– Một số trái cây thông dụng khi chín nên bảo quản lạnh ở ngăn mát và thời gian nên cho bé ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất, quá thời gian này chất dinh dưỡng bắt đầu giảm:

+ Chuối: 1-2 ngày

+ Dâu tây: 2 ngày

+ Thơm/dứa: 3 ngày

+ Mãng cầu: dùng trong 3 ngày

+ Nho: không quá 5 ngày

+ Bơ: 2-5 ngày

+ Dưa hấu: 5 ngày

+ Đu đủ: ăn trong 7 ngày

+ Kiwi: dùng trong 1 tuần

+ Táo (thu hoạch trong tháng 2-tháng 7): 2 tuần

+ Táo (thu hoạch trong tháng 8-tháng 1): 1 tháng

Với cách bảo quản bằng phương pháp trữ đông đồ ăn dặm cho bé, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh cho thức ăn dặm của bé, thì mẹ không chỉ cần bảo quản đồ ăn đúng cách mà còn phải thực hiện đúng cách rã đông đồ ăn dặm cho bé.

Nguồn tham khảo: Bs dinh dưỡng Anh Nguyễn

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay