Cách chọn phô mai và sữa chua cho bé

NGÀY ĐĂNG: 11/09/2017
Mẹ có thể giới thiệu pho mai (cheese cubes) và sữa chua (yogurt) cho bé ở tuần thứ 7-8 ăn dặm hoặc ở tháng thứ 8 ăn dặm. Dưới đây là hướng dẫn lựa chọn phô mai và sữa chua cho bé của chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn – ĐH Worcester – Anh Nhiều […]

Mẹ có thể giới thiệu pho mai (cheese cubes) và sữa chua (yogurt) cho bé ở tuần thứ 7-8 ăn dặm hoặc ở tháng thứ 8 ăn dặm. Dưới đây là hướng dẫn lựa chọn phô mai và sữa chua cho bé của chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn – ĐH Worcester – Anh

chọn phô mai và sữa chua cho bé

Nhiều cha mẹ khi chọn phô mai và sữa chua cho bé đã chỉ chú tâm vào những thông tin trên mặt trước bao bì như là ORGANIC hoặc 0% FAT hoặc “GIÀU CANXI” hoặc “GIÀU KẼM, ĐỒNG, SẮT” hoặc “100% tự nhiên sữa dê tươi”.

Cha mẹ không nên suy nghĩ cứ hàng nhập ngoại là tốt, mà hơn hết là ba mẹ nên sáng suốt, đừng chỉ nghe, nhìn trên sản phẩm, mà hãy đọc thông tin kỹ càng:

– Bảng thành phần dinh dưỡng (nutrition information)

– Hàm lượng đường (Sugar)

– Hàm lượng muối (Salt)

– Chất béo bão hòa (Saturates).

– Sau đó đọc thành phần làm thực phẩm đó, nguồn gốc.

Công thức quy đổi sodium thành muối:
([SỐ LƯỢNG ] sodium (mg) X 2.5)/1000 = [SỐ LƯỢNG] MUỐI (đơn vị gram).
Vậy 720mg sodium, tính như sau : (720*2.5)/1000 = 1.8g muối
Nếu 940 mg sodium thì: (940*2.5)/100 = 2.35g muối, là quá cao cho bé dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn chọn phô mai cho bé

– Không nên chỉ đọc trên nhãn hiệu ghi là tốt cho bé, mà nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng (nutrition information) chú ý lượng muối (Salt) trong 100g. Chọn loại có lượng muối là <1.8 g/100g cho các bé dưới 2 tuổi.

– Không chọn sản phẩm phô mai dạng kem tươi.

– Có thể chọn phô mai dạng mềm hoặc cứng.

– Không chọn phô mai có bổ sung thêm 1 số thành phần khác như dạng phô mai xanh (có màu xanh trên miếng phô mai).

– Phô mai làm từ sữa dê không tốt hơn làm từ sữa bò về mặt dinh dưỡng.

– Các bé có tiền sử dễ dị ứng thì nên tránh dùng loại từ sữa dê.

Hướng dẫn chọn sữa chua cho bé

– Chọn loại không màu, không mùi, không thêm thành phần khác (như trái cây, dâu, hạt,…). Vì các loại này là có lượng đường (Sugar) gấp 2-3 lần mức cho phép (chỉ thích hợp các bé lớn hơn 4 tuổi). Sugar <3g/100g.

– Thay vào đó, sữa chua có thể dùng chung với trái cây tươi (chuối, bơ, dâu…) hoặc hạt ăn dặm.

– Cẩn thận các loại ghi 100% tự nhiên hoặc “natural yogurt”. Các loại này vẫn có thành phần vượt mức cho phép cho các bé. Vì thế nên đọc Bảng thành phần dinh dưỡng (nutrition information) để xem lượng đường bao nhiêu.

– Các bé nhẹ cân thì không nên chọn loại sữa chua làm từ sữa đậu nành.

– Các bé dưới 2 tuổi không nên chọn loại ít béo hoặc 0% Fat, nên chọn loại Full Fat.

– Các bé thừa cân có thể ăn loại Full fat, nhưng giới hạn 3 ngày/tuần.

– Một số loại ghi là “không đường” hoặc “Sugar free or no added sugar” tức là không có sucrose hoặc đường glucose, nhưng các dạng đường khác vẫn có và có thể hàm lượng muối vẫn cao, do đó vẫn nên đọc Bảng dinh dưỡng.

Nguồn: BS dinh dưỡng Anh Nguyễn

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay