Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm “Truyền thuyết: Tắm lâu hoặc tắm nước lạnh khiến trẻ bị cảm”

NGÀY ĐĂNG: 07/04/2017
Tắm lâu hoặc tắm nước lạnh khiến trẻ bị cảm là “truyền thuyết” thường gặp ở các bậc ông bà, họ cho rằng tắm lâu hay tắm nước lạnh sẽ khiến nước ngấm ngược vào cơ thể trẻ, khiến trẻ bị cảm. Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn khẳng định chắc chắn nước không thể “ngấm” vào […]

Tắm lâu hoặc tắm nước lạnh khiến trẻ bị cảm là “truyền thuyết” thường gặp ở các bậc ông bà, họ cho rằng tắm lâu hay tắm nước lạnh sẽ khiến nước ngấm ngược vào cơ thể trẻ, khiến trẻ bị cảm. Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn khẳng định chắc chắn nước không thể “ngấm” vào bên trong cơ thể. Nước chỉ có thể ngấm vào lớp biểu bì trên bề mặt da, khiến cho tế bào da được ngấm nước trở nên mềm, tạo thành hiện tượng da bị “nhăn nheo” khi tắm lâu. Còn lại, nước không thể nào ngấm sâu hơn vào được nữa bởi nếu thế, con người sẽ bị rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu vàng. Vi khuẩn tụ cầu vàng này nằm ngoài da không làm trẻ bị bệnh, nhưng nếu nó xâm nhập vào được bên trong cơ thể sẽ gây nhiễm bệnh. Nhưng thực tế điều này là hầu như không xảy ra, bởi hàng rào da là liền lạc ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Tắm lâu hoặc tắm nước lạnh khiến trẻ bị cảm

Trẻ chỉ bị cảm do lây siêu vi và vi khuẩn qua cửa ngõ cơ thể là: mắt, mũi, miệng. Do đó, việc tắm nước lạnh không thể khiến trẻ bị cảm lạnh được, trừ phi người tắm cho trẻ bị nhiễm siêu vi vào tay, sau đó lau lên mặt trẻ và lây siêu vi vào đường hô hấp của trẻ. Vì thế, tắm nước lạnh và trẻ bị cảm không hề có mối liên hệ về mặt “nhân quả”, mà có thể là sự trùng hợp xảy ra bệnh như trường hợp đã nêu.

Theo “Để con được ốm”

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặmcháo ăn dặm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay