Phân biệt cảm do siêu vi và cảm do vi khuẩn

NGÀY ĐĂNG: 12/04/2017
Làm thế nào để phân biệt được tác nhân gây bệnh cảm là do siêu vi hay do vi khuẩn? Thực tế, phải thừa nhận rằng, bình thường rất khó để cha mẹ có thể phân biệt được. Thậm chí, dù là bác sĩ nhưng nếu không có đủ thời gian để theo dõi bệnh thì […]

Làm thế nào để phân biệt được tác nhân gây bệnh cảm là do siêu vi hay do vi khuẩn? Thực tế, phải thừa nhận rằng, bình thường rất khó để cha mẹ có thể phân biệt được. Thậm chí, dù là bác sĩ nhưng nếu không có đủ thời gian để theo dõi bệnh thì cũng khó phân biệt được bệnh. Do đó, cha mẹ cần theo dõi bệnh kỹ trong một thời gian dài, theo dõi diễn tiến bệnh, theo dõi biểu hiện của trẻ và có thể căn cứ vào một vài yếu tố sau đây để phân biệt được cảm do siêu vi hay cảm di vi khuẩn:

Theo thống kê, có đến 99% trẻ bị bệnh do siêu vi, 1% mới bị bệnh do vi khuẩn. Nên dù giai đoạn đầu biểu hiện bệnh của cả hai đều giống nhau, người ta sẽ chẩn đoán dựa theo xác suất thì sẽ là do siêu vi gây bệnh. Một số rất ít bệnh do vi khuẩn gây ra thì triệu chứng chảy mũi sẽ kéo dài hơn, biểu hiện bệnh nặng hơn và đi kèm nhiều triệu chứng khác như đau người, sốt, bị đừ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ cần chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số bạch cầu: nếu chỉ số bạch cầu bình thường thì nhiều khả năng là do nhiễm siêu vi, còn chỉ số bạch cầu tăng cao đột biến so với chỉ số bình thường của lứa tuổi thì rất có thể trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ số bạch cầu theo từng độ tuổi rất khác biệt, nên nếu bác sĩ sử dụng chuẩn chỉ số bạch cầu của người lớn để đối chiếu với chỉ số bạch cầu của trẻ thì sẽ rất dễ gây ra chẩn đoán nhầm.

Nguyên nhân cảm ở trẻ

Ví dụ: trẻ 2 tuổi kết quả chỉ số bạch cầu là 15k, đối với người lớn chỉ số này được coi là cao, nhưng đối với trẻ lại là bình thường. Nhưng vì chỉ số này được đưa ra đối chiếu với người lớn, nên bác sĩ rất dễ cho rằng trẻ bị nhiễm vi trùng.

Tuy nhiên, chỉ số bạch cầu chỉ là một trong những yếu tố để chẩn đoán thôi (bởi cũng có những trường hợp nhiễm siêu vi bạch cầu vẫn tăng cao). Do đó, bác sĩ cần phải xem xét kết hợp, nếu trẻ có nhiều triệu chứng + biểu hiện bệnh của trẻ + diễn biến bệnh + chỉ số bạch cầu cao, lúc đó mới có thể kết luận được tác nhân gây ra bệnh có thể là do vi khuẩn và có thể cho trẻ uống kháng sinh.

Do đó, trẻ bị viêm cái gì (viêm mũi, họng, hay viêm phế quản…) không quan trọng bằng việc xác định tác nhân gây ra tình trạng viêm đó. Bởi khi xác định được tác nhân gây bệnh thì mới có thể chữa đúng cách, đúng bệnh. Những bệnh do siêu vi sẽ thuyên giảm và tự hết sau 2 tuần. Những bệnh do vi khuẩn thì cần uống kháng sinh. Để hiểu rõ hơn về việc khi nào thì cần cho trẻ uống kháng sinh.

Ví dụ: trẻ bị viêm mũi do siêu vi thì trẻ sẽ tự khỏi sau 2 tuần. Bác sĩ dù cho trẻ uống kháng sinh cũng không có tác dụng. Nhưng cũng là trẻ đó mà viêm mũi do vi khuẩn, thì cần dùng kháng sinh để trị bệnh.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay