Rung lắc, đưa võng mạnh có thể dẫn đến Hội chứng rung lắc ở trẻ (SBS)

NGÀY ĐĂNG: 28/02/2017
Hội chứng trẻ bị lắc (có tên tiếng anh là Shaken baby syndrome – viết tắt là SBS) là một hội chứng hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhất là các trẻ sơ sinh dưới 8 tháng tuổi. SBS có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu trẻ bị tổn thương não nặng […]

Hội chứng trẻ bị lắc (có tên tiếng anh là Shaken baby syndrome – viết tắt là SBS) là một hội chứng hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhất là các trẻ sơ sinh dưới 8 tháng tuổi. SBS có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu trẻ bị tổn thương não nặng nề.

Hội chứng rung lắc ở trẻ

Nguyên nhân của Hội chứng rung lắc ở trẻ

Hội chứng rung lắc thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, bởi não bộ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, còn có những khoảng trống với phần xương sọ, mà phần cơ và xương cổ chưa đủ cứng cáp để nâng đỡ được đầu trẻ. Chính vì vậy, những cái rung lắc, tung người, hay đu đưa liên tục, quá mạnh, quá nhanh có thể làm não trẻ không kịp thích nghi, những lực rung đó sẽ chuyển tới não trẻ và làm tổn thương não, gây ra chấn thương não và nhiều hậu quả nghiêm trong khác như: rách mạch máu, dập não, xuất huyết, phù não, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực… tùy vào từng mức độ tổn thương.

Chia sẻ trên vnexpress, bác sĩ bác sĩ Nguyễn Duy Long, khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã đưa ra minh chứng về Hội chứng rung lắc với ca cấp cứu của bé trai bị nứt sọ 12cm và dập não vì được bố tung hứng lên quá cao, va vào cánh quạt trần đang quay.

Bác sĩ cũng cảnh báo “”Nhiều gia đình vì cưng nựng con nên nhồi xốc bé, bồng bé đưa lên đưa xuống nhanh, ẵm bé đưa lên cao làm máy bay rất nguy hiểm. Ngay cả việc rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng cũng có thể gây tổn thương tổn thương nghiêm trọng vì cổ bé yếu, dễ di chuyển theo hướng trước sau”.

Biểu hiện của Hội chứng rung lắc ở trẻ

Hầu như Hội chứng rung lắc ở trẻ không có biểu hiện hay triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Đôi khi trẻ chỉ bứt rứt, quấy khóc, khó bú, khó, nuốt khó, có thể bị nôn trớ. Trẻ cũng có thể đờ đẫn, lơ mơ, ngủ mê, da xanh tái, xuất hiện co giật, nặng hơn là ngưng thở. Có những trường hợp, tổn thương kéo dài đến khi trẻ lớn mới phát hiện và cần phải điều trị chuyên sâu, lâu dài và rất tốn kém về tiền của, cũng công sức.

Cách xử trí khi trẻ bị chấn thương

Khi phát hiện, hoặc nghi ngờ trẻ có biểu hiện bị chấn thương do rung lắc mạnh thì ba mẹ hãy bình tĩnh và nhanh chóng xử lý:

Đầu tiên, hãy gọi xe cấp cứu, không nên đưa bé đi cấp cứu bằng xe thông thường.

Tuyệt đối, không bế xốc bé lên, hay cố lắc người bé với suy nghĩ để bé tỉnh lại. Với những trường hợp bé bị chấn thương cổ thì càng không được di chuyển, rung lắc mà hãy tìm cách để cố định cổ cho bé. Với những trường hợp, cổ bé không bị chấn thương thì ba mẹ hãy xoay nhẹ đầu bé sang một bên để tránh bé bị sặc và ngừng thở.

Khi trẻ đã bị chấn thương vậy, ba mẹ lưu ý không cho trẻ ăn hay bú. Nếu trẻ ngừng thở, phải ngay lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

Trong trường hợp, trẻ có di chứng thì ba mẹ hãy kiên nhẫn làm theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ như tập vật lý trị liệu, áp dụng các liệu phát tâm lý, liệu pháp ngôn ngữ…

Phòng tránh Hội chứng rung lắc ở trẻ

Để ngăn ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ, ba mẹ cùng những người lớn quen thân cần lưu ý không nên thực hiện các động tác rung lắc, đu đưa, xoay chuyển bé một cách đột ngột, nhanh và mạnh. Cụ thể là không đu võng mạnh, nhanh trong một khoảng thời gian liên tục, không bế bé thốc ngược lên, không tung hứng bé trên cao, không lắc mạnh người bé khi bực tức, càng không được đánh hay tát vào đầu, tai, mặt bé….

Những lúc tâm trạng bạn đang bị tác động mạnh (vui quá, giận quá…) hãy giữ một khoảng cách an toàn với bé, tránh trường hợp không kiềm chế được cảm xúc mà gây ra những chấn động cho bé.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay