Tổng hợp các phương pháp ăn dặm phổ biến trên thế giới

NGÀY ĐĂNG: 11/03/2017
Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất là: Ăn dặm bé chỉ huy (BLW), Ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm truyền thống. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, hạn chế riêng và không có phương pháp nào phù hợp cho tất cả. Trước khi cho con […]

Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất là: Ăn dặm bé chỉ huy (BLW), Ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm truyền thống. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, hạn chế riêng và không có phương pháp nào phù hợp cho tất cả. Trước khi cho con ăn dặm, mẹ nên tìm hiểu một cách tổng quan về các phương pháp này, để quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp với con và điều kiện hoàn cảnh của gia đình mình. 

1. Phương pháp Ăn dặm bé chỉ huy

Thời điểm bắt đầu ăn dặm: 6 tháng, khi bé ngồi vững có thể giữ thẳng cổ và đưa thực ăn vào mồm một cách chính xác.

Bé tự ăn thành thạo vào khoảng 12 tháng tuổi: bé tập ăn bốc lúc 5 tháng tuổi và tập dùng thìa lúc 10 tháng tuổi.

Cấu trúc thức ăn: Giai đoạn 1 (bé tập bốc những thức ăn ở dạng thanh), Giai đoạn 2 (bé tập bốc nhón những thức ăn nhỏ), Giai đoạn 3 (tập dùng thìa xúc thức ăn dạng lỏng).

Đánh giá

Ưu điểm:

Bé tự lập, tự giác.

Bé nhai nuốt tốt.

Không biếng ăn tâm lý.

Chế biến đồ ăn đơn giản.

Nhược điểm:

Bừa bãi, khu vực bé ăn thường rơi vãi thức ăn, bừa bộn.

Bé có thể bị nghẹn, hóc.

Bé có thể nhẹ cân hơn so với bé ăn đút.

2. Phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật

Thời điểm bắt đầu ăn dặm: 5 tháng, bé ngồi được nếu có người đỡ, bé chảy nhiều dãi, quan sát người lớn ăn.

Bé tự ăn thành thạo vào khoảng 24 tháng tuổi: Từ 5-8 tháng mẹ đút cho bé ăn, từ 9-11 tháng bé tập ăn bốc, từ 12 tháng bé được tập dùng thìa và ăn thành thạo khi 24 tháng.

Cấu trúc thức ăn: từ lỏng tới đặc (5-6 tháng bé ăn cháo nhuyễn, rồi tăng dần độ thô, đến 11-18 tháng bé có thể ăn cơm nát, mềm); bé ăn riêng từng món.

Đánh giá

Ưu điểm:

Bé phân biệt mùi vị tốt.

Bé nhai nuốt tốt.

Sớm ăn như người lớn.

Nhược điểm:

Mẹ mất thời gian chế biến.

Phải trữ đông thực phẩm.

3. Phương pháp Ăn dặm truyền thống

Thời điểm bắt đầu ăn dặm: 4 tháng, bé ngồi được nếu có người đỡ, bé chảy nhiều dãi, quan sát người lớn ăn.

Bé tự ăn thành thạo vào khoảng 36 tháng tuổi: Từ 5-18 tháng mẹ đút cho bé ăn, 24 tháng bé tập dùng thìa.

Cấu trúc thức ăn: từ lỏng tới đặc (5-24 tháng bé ăn bột, cháo, 24-36 tháng bé có thể ăn cơm); các nguyên liệu được nấu chung với nhau.

Đánh giá

Ưu điểm:

Dạ dày bé không làm việc quá sức.

Chế biến thức ăn đơn giản.

Bé ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng trong một bữa.

Nhược điểm:

Bé dễ biếng ăn do cấu trúc thức ăn kéo dài.

Bé tự lập chậm.

Bé chán ăn do món ăn nấu chung, mùi vị không ngon.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay