Những hiểu nhầm về bệnh cảm cúm

NGÀY ĐĂNG: 19/01/2017
Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng đây cũng là căn bệnh mà ba mẹ có khá nhiều hiểu nhầm cần được làm rõ. Dưới đây, Mabu thống kê lại những “truyền thuyết” mà các mẹ vẫn rỉ tai nhau về bệnh cảm cúm, song lại không chính xác. Hiểu đúng […]

Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng đây cũng là căn bệnh mà ba mẹ có khá nhiều hiểu nhầm cần được làm rõ. Dưới đây, Mabu thống kê lại những “truyền thuyết” mà các mẹ vẫn rỉ tai nhau về bệnh cảm cúm, song lại không chính xác.

Hiểu đúng về truyền thuyết: “Uống vitamin C giúp mau hết cảm”

Thông tin này cũng là một trong những hiểu nhầm về bệnh cảm cúm phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều báo về sức khỏe đưa ra lời khuyên từ các bác sĩ rằng, khi trẻ bị cảm nên cho trẻ ăn và uống những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp trẻ bớt bệnh nhanh. Lời khuyên này được lưu truyền là do trước đây, từng có một nghiên cứu đưa ra kết quả rằng dùng vitamin C liều cao có thể giúp làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian bị cảm. Tuy nhiên, về sau, nghiên cứu đó được các nhà khoa học xem xét lại và họ nhận thấy nghiên cứu này sai về quy cách thực hiện nên kết quả nghiên cứu không được công nhận nữa.

những hiểu nhầm về bệnh cảm cúm

Sau này, các nhà khoa học cũng đã thực hiện các nghiên cứu khác có liên quan đến vitamin C và cải thiện được phương pháp nghiên cứu để kết quả đưa ra được chính xác. Vào năm 2013, một nghiên cứu đã được thực hiện trên 11.300 đối tượng về việc sử dụng vitamin C ngay từ khi bắt đầu và diễn ra suốt tiến trình bệnh. Tổng hợp kết quả của những nghiên cứu cho thấy: vitamin C không giúp ích trong việc giảm thời gian bị cảm, cũng không giúp làm giảm tỷ lệ bị mắc bệnh cảm. Nó chỉ có tác dụng nhất định lên một nhóm người nhỏ ở vùng phía Bắc Cực và những người chơi môn skii. Trong khi đó uống vitamin C liều cao có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.

Hiểu đúng về truyền thuyết: “Cảm không điều trị kháng sinh gây ra viêm tai giữa”

Đây là hiểu nhầm về bệnh cảm cúm mà không ít cha mẹ mắc phải. Nhiều cha mẹ hiểu lầm cảm để lâu không điều trị gì hết thì sẽ biến chứng Viêm tai giữa (VTG). Điều này không đúng. Bị cảm không điều trị không nhất thiết dẫn đến VTG. VTG do là tắc ống nối từ tai giữa xuống họng. Có những trẻ bị cảm chừng 1-2 ngày ống thông đã tắc rồi và bị VTG. Có những trẻ bị sổ mũi, ho triền miên nhưng ống thông không có tắc lại nên không bị VTG. Do đó, VTG không phải biến chứng của cảm không được điều trị kháng sinh, mà trẻ có thể bị biến chứng ngay lúc đó hoặc 12 ngày sau khi bị cảm.

Ví dụ: hôm nay, trẻ bị cảm được đưa đi khám, bác sĩ kiểm tra không thấy bị VTG, nên bác sĩ có thể kết luận trẻ không bị VTG. Đến hôm sau, ống thông tai giữa xuống họng mới tắc lại, lúc này trẻ mới bắt đầu đau tai và bị biến chứng VTG. Khi đi khám, bác sĩ soi tai thấy bị VTG thì mới có thể kết luận là trẻ bị VTG.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị VTG không cần phải điều trị kháng sinh, mà chỉ cần chờ từ 2-3 ngày là trẻ sẽ tự khỏi. Để hiểu rõ hơn về VTG và cách xử lý, bạn nên đọc “Chuyện Viêm tai giữa”.

Hiểu đúng về truyền thuyết: “Cảm không điều trị kháng sinh gây ra viêm phổi”

Đây là một trong những hiểu nhầm về bệnh cảm cúm mà gây ra rất nhiều lo lắng cho cha mẹ mỗi khi trẻ bị cảm. Thực tế, cũng như hiểu nhầm về viêm mũi gây ra viêm xoang, vấn đề này cũng đã được các nhà khoa học làm nghiên cứu thống kê. Kết quả cho thấy rằng, những trẻ có điều trị kháng sinh sớm cũng không ngăn được các biến chứng. Do đó, người ta có chiến lược: khi nào trẻ bị cảm mà có biến chứng viêm phổi, lúc đó mới điều trị kháng sinh. Còn nếu trẻ bị cảm mà không có biến chứng viêm phổi, thì không cần điều trị kháng sinh.

Ví dụ: lúc trẻ bị cảm đến khám, bác sĩ nghe phổi thấy trẻ thở bình thường. Bác sĩ có thể chưa cần cho trẻ dùng kháng sinh. Nhưng sau đó có thể trẻ sẽ bị xảy ra biến chứng viêm phổi (có thể là vài tiếng đến vài ngày), trẻ bị thở ngộp, tổng trạng (biểu hiện tổng thể tình trạng của trẻ) bị đừ, thì lúc này trẻ cần được tái khám và bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm phổi mà do siêu vi thì uống kháng sinh cũng không chữa được. Trong khi đó, theo thống kê, có đến 80% trẻ viêm phổi là do siêu vi, chỉ có 20% viêm phổi là do vi khuẩn. Do đó, lại quay về vấn đề cần xác định tác nhân gây viêm và theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ. Thông thường trẻ bị viêm phổi do siêu vi triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với do vi khuẩn:

Trẻ có thể thở nhanh nhưng không sốt cao, tổng trạng không bị đừ như viêm phổi do vi khuẩn.

Bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để xem xét chỉ số bạch cầu, chụp phim phổi. Thường viêm phổi do siêu vi thì chỉ số bạch cầu sẽ không tăng (tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ).

Do đó, nếu chỉ số bạch cầu của trẻ không tăng, tổng trạng tốt, thể trạng bình thường, dù bác sĩ nghe phổi thì thấy có viêm phổi thì vẫn không cần dùng kháng sinh, tình trạng viêm phổi do siêu vi thường hồi phục sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quá lo lắng không muốn chờ, trẻ bị cảm gây biến chứng viêm phổi thì có thể cho trẻ uống kháng sinh luôn (xem như điều trị “mù”).

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay