Bác sĩ Nhi mách mẹ phương pháp “CHỜ” trong chữa trị viêm tai giữa

NGÀY ĐĂNG: 29/03/2017
Hiện tại, ở Việt Nam, khi trẻ bị Viêm tai giữa, các bác sĩ hầu như vẫn còn sử dụng phương thức chữa trị viêm tai giữa của thế giới cách đây mười mấy năm, đó là cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, cách chữa trị viêm tai giữa này đã không còn phù […]

Hiện tại, ở Việt Nam, khi trẻ bị Viêm tai giữa, các bác sĩ hầu như vẫn còn sử dụng phương thức chữa trị viêm tai giữa của thế giới cách đây mười mấy năm, đó là cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, cách chữa trị viêm tai giữa này đã không còn phù hợp với khuyến cáo hiện nay.

Phương thức chữa trị viêm tai giữa của thế giới đã thay đổi vào khoảng 10 năm trước, khi số liệu cho thấy có một số trẻ bị viêm tai giữa một cách rõ ràng, chỉ uống thuốc giảm triệu chứng (hạ sốt, giảm đau) chứ không dùng kháng sinh điều trị, nhưng trẻ vẫn tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày theo dõi. Do đó, vào thời điểm đó, khuyến cáo cách chữa trị viêm tai giữa cho trẻ là “chờ”. Nghĩa là, nếu trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ cần thảo luận với cha mẹ để có thể đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai phương thức điều trị: phương thức “chờ” hoặc cho trẻ uống thuốc kháng sinh liều cao. Nếu cha mẹ lựa chọn uống kháng sinh thì bác sĩ sẽ kê đơn, tuy nhiên, tác dụng phụ của kháng sinh thì không tốt cho trẻ. Còn nếu cha mẹ đồng ý không dùng kháng sinh thì cho trẻ chờ. Và khuyến cáo này lúc đó chỉ áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi.

Chữa trị viêm tai giữa

Quay về thời điểm 10 năm trước tại Việt Nam, thức tế bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn cho biết cũng có áp dụng phương pháp “chờ” cho những trẻ bị viêm tai giữa sau khi trao đổi thảo luận với cha mẹ trẻ đến khám. Tất nhiên, bác sĩ có theo dõi và thường kiểm tra qua điện thoại với bà mẹ để xem tình trạng của trẻ biểu hiện như thế nào để phòng những biến chứng khác. Và đúng là 2-3 ngày sau, trẻ hết bệnh.

Trở lại với “câu chuyện thế giới”. Một vài năm sau thời điểm đó, người ta hạ lứa tuổi “chờ” xuống vì có những trẻ dưới 2 tuổi bị viêm tai giữa không uống kháng sinh vẫn tự khỏi. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ Đoàn cũng đã áp dụng “chờ” cho trẻ bị viêm tai giữa dưới 2 tuổi nhưng dặn dò rất kỹ bà mẹ cách thức theo dõi và vẫn như lần trước là trẻ tự khỏi thật. Sau đó một thời gian nữa, khi tiếp tục có những số liệu mới, người ta giảm độ tuổi “chờ” xuống 1 tuổi. Sau một số năm nữa, tuổi “chờ” giảm xuống 6 tháng tuổi.

Do đó, hiện nay, nếu trẻ bị viêm tai giữa mà 6 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể thảo luận với cha mẹ để chờ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, do chưa kiểm soát được tình trạng diễn tiến sức khỏe của trẻ, nên người ta đều cho trẻ uống kháng sinh. Nhưng sau đó, nghiên cứu của một số nước châu Âu đưa ra khuyến cáo là tất cả trẻ bị viêm tai giữa đều nên “chờ”, không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho bất cứ bệnh nhi nào. Hiện nay, y khoa Mỹ vẫn sử dụng “chờ” ở trẻ 6 tháng tuổi, còn các nước bên châu Âu – theo khuyến cáo của Hà Lan thì hầu hết trẻ bị viêm tai giữa cũng cho chờ hết.

Tuy nhiên, phương pháp chữa trị viêm tai giữa này đến hiện nay vẫn còn “mới” đối với cha mẹ ở Việt Nam, nên cũng có những mẹ không muốn “chờ”. Nhưng quan điểm của bác sĩ Đoàn vẫn là không muốn cho trẻ uống nhiều kháng sinh, thế nên, bác sĩ vẫn kê toa kháng sinh cho trẻ theo ý muốn của cha mẹ và khuyên rằng: nếu có thể, cha mẹ hãy cố gắng chờ khoảng 2-3 hôm, nếu trẻ không khỏi thì lúc đó cho trẻ uống kháng sinh vẫn không muộn.

Trong thời gian “chờ và theo dõi” này, cha mẹ có thể cho bé thuốc giảm triệu chứng đau (tức thuốc hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen) cho dù bé không sốt nhưng bị đau tai quá gây khó chịu.

 

Mabu dinh dưỡng – bột ăn dặmcháo ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay