Những mốc phát triển ngôn ngữ trong 5 năm đầu đời của trẻ

NGÀY ĐĂNG: 29/07/2016
Hiểu rõ về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất quan trọng. Những phát hiện từ sớm có thể giúp hỗ trợ tốt hơn cho việc học tập của những trẻ gặp khó khăn trong việc nói. Thông thường quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ gồm các mốc: Rất […]

Hiểu rõ về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất quan trọng. Những phát hiện từ sớm có thể giúp hỗ trợ tốt hơn cho việc học tập của những trẻ gặp khó khăn trong việc nói. Thông thường quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ gồm các mốc:

Rất nhiều trẻ có thể nói được nhiều từ một cách rõ ràng khi mới 1 tuổi.

Khi được 2 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu gồm hai từ và có thể tuân theo một số hướng dẫn bằng lời nói đơn giản. Đồng thời, trẻ có thể lặp lại được những từ mà trẻ nghe thấy trong các cuộc hội thoại.

Khi tròn 3 tuổi, trẻ có thể nói được những câu gồm ba từ, tuân theo được những hướng dẫn gồm hai đến ba bước, nhận biết và phân biệt được đa số các đồ vật và tranh ảnh thông thường, cũng như hiểu được đa số những gì người khác nói với trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã nói đủ sõi để cả những người ngoài gia đình cũng có thể hiểu được.
Đến cuối năm thứ tư, trẻ có thể nói được những câu gồm bốn từ. Trẻ cũng sẽ biết hỏi những câu hỏi trừu tượng (như câu hỏi tại sao?) và hiểu được các khái niệm về sự giống và khác nhau của sự vật. Ngoài ra, trẻ cũng làm chủ được những nguyên tắc ngữ pháp cơ bản thông qua việc nghe mọi người xung quanh nói chuyện. Mặc dù đã nói khá rõ song trẻ sẽ vẫn còn nói ngọng khá nhiều từ (chiếm khuảng một nửa trong số những từ trẻ có thể nói được), tuy nhiên điều này không đáng lo ngại.

Đến khi được 5 tuổi, trẻ đã có thể kể lại một câu chuyện bằng ngôn ngữ riêng của mình và có thể dùng nhiều hơn năm từ trong một câu.

Nếu sự phát triển của bé không như mong đợi thì mẹ có thể tham khảo nguyên nhân và hành động mà mẹ cần thực hiện dưới đây:

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thể cóHành động cần thực hiện
Đến khi được 2 tuổi, con bạn vẫn không muốn cố gắng tập nói, dù bé vẫn khỏe mạnh, hiếu động và có thể hiểu được những gì bạn nói cũng như vẫn giao tiếp với bạn qua ngôn ngữ cơ thể.Tốc độ phát triển khả năng nói chậm hơn so với bình thưởng.Có thể khả năng nói của bé phát triển chậm hơn
so với các khả năng vận động. Nếu bé thường
xuyên tiếp xúc với các trẻ hay nói (như anh chị em
hoặc các bạn hay chơi với bé), bé có thể cảm thấy
không cần phải nói chuyện nữa. Bạn nên thường
xuyên đọc sách cho bé nghe và nới chuyện với bé
(chỉ có bạn và bé), khuyến khích bé đáp lại càng
nhiều càng tốt.
Con bạn chỉ đáp lại lời nói của bạn khi có thể nhìn thấy khuôn mặt bạn.Vấn đề về khả năng nghe.Gọi cho bác sĩ nhi, bác sĩ sẽ khám và kiểm tra khả
năng nghe của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ
khuyên bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ một
chuyên gia khác.
Con bạn ở độ tuổi mẫu giáo, nói ngập ngừng, lắp bắp, bị nói lập các vần hoặc nhầm lẫn trật tự từ.Giai đoạn nói chưa sõi thông thường ở trẻ nhỏ.Bé đang học cách kết nối giữa ý nghĩ và các kĩ
năng vận động. Hãy phát âm thật rõ ràng khi nói
chuyện với bé và thường xuyên đọc cho bé nghe.
Khi bé nói, bạn không nên sửa bé quá nhiều,
đồng thời nên để bé tự nói hết câu bé muốn nói.
Giai đoạn này thông thường sẽ qua đi khá nhanh.
Con bạn ở độ tuổi mẫu giáo, vẫn bị ngọng nhiều âm như lúc mới tập nói.Một giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ nhỏ.Rất nhiều trẻ cho đến 5 tuổi vẫn không thể làm chủ
được các phụ âm và thường bị lẫn lộn giữa chúng.
Bạn đừng nên quá bận tâm đến những lỗi này,
thay vào đó, hãy thường xuyên đọc cho bé nghe
và nói chuyện với bé, chú ý phát âm thật rõ ràng
khi nói.
Con bạn ở độ tuổi mẫu giáo, bị nói ngọng hoặc thường xuyên nói thiếu phụ âm.Nói ngọng hoặc gặp trở ngại trong việc nóiNếu bạn nhận thấy những trở ngại trong việc nói của trẻ là rất rõ ràng, hãy nhờ bác sĩ nhi giới thiệu cho bạn một chuyên gia trị liệu về lời nói- ngôn ngữ để trẻ được kiểm tra và đánh giá.
Con bạn ở độ tuổi đi học, bị nói lắp hoặc do dự khi nói. Khi muốn nói một từ gì đó, trẻ thường nhăn mặt.Nói lắp.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thế khuyên bé nên đuợc chuyên gia trị liệu về lời nói-ngôn ngữ đánh giá.
Con bạn ở độ tuổi đi học thường xuyên lặp lại những cụm từ hoặc từ kỳ cục. Đôi lúc bé nói rất to và nhiều lần những ”từ bậy" Bé cũng có những cử chỉ bất thường.Hội chứng Tourette (một hội chứng có đặc điểm là các cử động máy giật và những lời thốt ra không chủ ý).
Một vấn đề về thần kinh khác.
Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và trong trường hợp cần thiết, sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia về thần kinh học.
Con bạn không thích giao tiếp dù bằng lời nói hay cử chỉ. Bé nằm trong độ từ 2-5 tuổi và thường xuyên như đang sống trong thế giới riêng. Bé có thể đã bị mất đi những kĩ năng từng có.Chứng rối loạn giao tiếp hoặc bệnh tự kỷ.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra, đánh giá bé và trong trường hợp cần thiết, sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia phù hợp.
Các kĩ năng vận động của con bạn cũng phát triển chậm.Vấn đề về phát triển vận động do nhiều nguyên nhân.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra, đánh giá 5 phát triển của bé và trong trường hợp cần thiết, sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia khác.

Theo sách “Bác sĩ của con” – chỉ dẫn sức khỏe Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay