Những triệu chứng đau bụng cấp ở trẻ nhỏ và cách xử lý

NGÀY ĐĂNG: 08/04/2017
Trẻ con bị đau bụng vì nhiều lý do thể chất hay tinh thần. Khi một cơn đau đột ngột xuất hiện, nó được gọi là đau bụng cấp tính. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những triệu chứng thể hiện những nguyên nhân bất thường hoặc có khả năng nghiêm trọng. […]

Trẻ con bị đau bụng vì nhiều lý do thể chất hay tinh thần. Khi một cơn đau đột ngột xuất hiện, nó được gọi là đau bụng cấp tính. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những triệu chứng thể hiện những nguyên nhân bất thường hoặc có khả năng nghiêm trọng.

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thể cóHành động cần thực hiện
Con bạn bị tiêu chảy hoặc nôn kèm theo đau đớn.Viêm dạ dày – ruột (chứng viêm ở dạ dày và viêm mạc ruột)Nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi, hãy tiếp tục cho bé bú sữa hoặc ăn sữa công thức. Cho bé uống nước điện giải và một phần nhỏ chế độ ăn thông thường. Nếu trong 48 tiếng các triệu chứng của bé không cải thiện, hãy gọi cho bác sĩ nhi
Con bạn không chịu để bạn nhẹ nhàng ấn vào bụng bé.Viêm dạ dày – ruột nếu cơn đau kéo dài hơn 3 tiếng, viêm ruột thừa giai đoạn đầuNếu các triệu chứng của con có cải thiện, hãy cho bé uống nước sạch và chế độ ăn bình thường ngay khi bé có thể tiếp nhận được thức ăn. Nếu bệnh tiêu chảy phát sinh, hãy điều trị như với viêm dạ dạy-ruột trình bày bên trên. Nếu cơn đau của bé kéo dài hơn 3 tiếng, hãy gọi cho bác sĩ nhi.
Con bạn bị đau liên tục trong ít nhất 3 tiếng. Cơn đau bắt đẩu gần rốn và giờ lan về phía dưới bên phải của vùng bụng.Viêm ruột thừaGọi cho bác sĩ nhi; bạn không nên cho bé ăn hay uống bất cứ thứ gì cho tới khi bác sĩ nhi đã khám cho bé. Bác sĩ có thể nghi ngờ là viêm ruột thừa hoặc tình trạng nguy hiểm khác. Nếu như vậy, con bạn sẽ được xét nghiệm để kiểm tra những vấn đề này và có thể phải nhập viện.
Con bạn lớn hơn 3 tuổi và bị viêm họng kèm các triệu chứng khác như đau đầu.Nhiễm virus hoặc viêm họng do khuẩn cầu chuỗi (họng cầu chuỗi).Hãy gọi cho bác sĩ nhi để họ có thể khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị. Cho bé những thứ đồ uống bé thích và thuốc acetaminophen để giảm đau và giảm khó chịu.
Con bạn bị sưng đau ở háng hoặc tinh hoàn (vùng bìu)Thoát vị nghẹt (một dạng thoát vị ngăn máu cung cấp đến ruột).
Xoắn tinh hoàn.
Khám nhi. Con bạn có thể phải nhập viện để điều trị.
Con bạn có ít nhất hai triệu chứng sau đây: nhiệt độ cao hơn 38,3°C, đái dầm (sau khi đã hết vài tháng), hoặc khi đi tiểu bị đau, tiểu nhiều lần có mùi.Nhiễm trùng đường tiết niệu.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán viêm nhiễm. Họ cũng có thể kê thuốc kháng sinh.
Con bạn nôn ra chất màu xanh nhạtTắc nghẽn đường ruột.Gọi ngay cho bác sĩ nhi. Bạn không nên cho con ăn uống bất cứ thứ gì cho tới khi bác sĩ nhi đã khám cho bé.
Con bạn thường phàn nàn bị đau nhưng không có triệu chứng gì giữa các cơn. Bé được ít nhất 4 tuổi.Đau bụng không rõ nguyên nhân thường liên quan tới sự căng thẳng tâm lý.Cho con nghỉ ngơi, để một tấm sưởi trước bụng (cho ấm bụng) và cho bé uống nước. Để ý những dấu hiệu nguy hiểm. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để loại trừ bệnh tật và thảo luận về những vấn đề có thể làm khởi phát cơn đau.
Con bạn bị đau bụng kèm táo bónTáo bón.Khuyến khích bé đi vệ sinh theo lịch và uống nhiều nước. Với các triệu chứng cấp tính, hãy gọi cho bác sĩ nhi, có thể họ sẽ kê dung dịch thụt trực tràng hoặc thuốc làm mềm phân.

Theo “Bác sĩ của con”- Chỉ dẫn  sức khỏe của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay