Tiêu chảy ở trẻ nhỏ 0 – 6 tháng tuổi

NGÀY ĐĂNG: 20/06/2017
Tiêu chảy là một nhiễm trùng đường ruột, đa số là do virus, một số trường hợp là do vi khuẩn gây ra. Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, gây nhiều lo lắng cho phụ huynh. Hiểu về tiêu chảy ở trẻ nhỏ Đường tiêu hóa của người kéo dài từ […]

Tiêu chảy là một nhiễm trùng đường ruột, đa số là do virus, một số trường hợp là do vi khuẩn gây ra. Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, gây nhiều lo lắng cho phụ huynh.

Hiểu về tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Đường tiêu hóa của người kéo dài từ miệng xuống tận hậu môn. Với bệnh tiêu chảy, vì đường tiêu hóa bị bệnh nên ở phần dưới sẽ biểu hiện tiêu lỏng nước nhiều lần, và ở phần trên sẽ biểu hiện bằng nôn, ói. Ở hầu hết các trường hợp, triệu chứng nôn, ói xảy ra ở hai ngày đầu của bệnh, và đến ngày thứ 3 thì hồi phục và hết hẳn. Triệu chứng tiêu chảy thường nặng nhất ở những ngày đầu của bệnh, dây dưa khoảng 5-7 ngày, và đa số ngưng hẳn trong hai tuần. Vì đây là một tình trạng nhiễm trùng, sốt là một triệu chứng phổ biến thường thấy của bệnh, và thường ngắn hạn, đa phần không kéo dài quá 48 giờ. Một điều cần lưu ý, là đa số các trường hợp này không cần dùng thuốc, và bệnh tự phục hồi. Nhiệm vụ của người chăm sóc trẻ là hỗ trợ chăm sóc trẻ đúng cách, để tránh mất nước. Nhiệm vụ của bác sĩ là thăm khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm gây triệu chứng tương tự, và để tư vấn hỗ trợ trẻ và gia đình, theo dõi để có thể phát hiện các dấu hiệu mất nước nặng, nhiễm trùng nặng… đúng lúc để can thiệp hỗ trợ, đặc biệt trong 48 giờ đầu của bệnh.

tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Cách điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Trẻ dưới 6 tháng tuổi rất dễ bị mất nước, cũng như dễ bị biến chứng từ nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, khi bị bệnh tiêu chảy ở độ tuổi này, trẻ nên được đi khám bác sĩ ngay, và cần phải được đánh giá theo dõi thường xuyên, có khi mỗi 6-12 giờ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc có những bệnh mãn tính như bệnh thận, tim mạch, cũng cần được đánh giá cẩn thận hơn. Những dấu hiệu bé có thể bị mất nước bao gồm: lừ đừ (bé rất buồn ngủ và khó đánh thức ở những cữ ăn/bú sữa bình thường), khô môi miệng, không đi tiểu, tay chân lạnh. Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu này, trẻ cần được khám bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, ở trẻ dưới 6 tháng, không nên đợi đến khi trẻ có dấu hiệu mất nước mới đi khám bệnh, nên cho trẻ đi khám ngay để bác sĩ tư vấn điều trị.

Đa số các trẻ tiêu chảy đều có thể được chăm sóc tại nhà. Điều trị chính là cho trẻ uống nước thường xuyên, để bù lại dịch mất đi từ ói và tiêu chảy. Vì đường ruột bị bệnh, chúng ta không thể cho trẻ uống quá nhanh và quá nhiều như bình thường, vì như thế trẻ sẽ ói lại ngay. Nước lọc bình thường không nên được sử dụng để bù cho trẻ, vì hoàn toàn không có điện giải cần thiết cho trẻ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, ba mẹ nên bù dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ bú thêm sữa mẹ, hoặc sữa công thức, như trước khi trẻ bị bệnh, nhưng thường xuyên hơn. Không nên tự ý dùng dịch điện giải để bù cho trẻ, mà nên đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn về việc sử dụng này. Dùng nước trái cây hoặc nước soda là lựa chọn sai, nên tránh, vì có thể tăng nguy cơ mất nước ở mẹ.

Nếu trẻ không đáp ứng, và vẫn ói nhiều, không dung nạp được dịch bù, nên cho trẻ đi khám lại.

Theo “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay