3 nguyên tắc trong thực hành ăn dặm mẹ cần tuân thủ

NGÀY ĐĂNG: 13/09/2017
Có những nguyên tắc trong thực hành ăn dặm mà ba mẹ nên tuân thủ đúng đắn ngay từ đầu để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau như biếng ăn chậm lớn, bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ, hay bé chỉ ăn khi đi rong… 1. Luật MAMA: 1. Thiết lập […]

Có những nguyên tắc trong thực hành ăn dặm mà ba mẹ nên tuân thủ đúng đắn ngay từ đầu để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau như biếng ăn chậm lớn, bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ, hay bé chỉ ăn khi đi rong…

1. Luật MAMA:

1. Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm).

2. Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.

3. Không ti-vi, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh.

4. Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.

5. Lượng sữa không quá 500-600ml đối với các bé.

6. Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn.

Nếu bé quá nhỏ (chưa ngồi vững) thì có thể ngồi trên ghế ngã ngửa hay ngồi tựa vào người mẹ để ăn. Mẹ không nên cho bé nằm ăn.

2. Luật BABY

Tín hiệu số 1: Con đã no

Bé dưới 2 tuổi sẽ tự điều chỉnh và nhận biết được khi nào bé no và phát ra tín hiệu cho mẹ biết.

– Quay đầu

– Ngậm miệng

– Đẩy bát ra

– Kêu la

– Nhả thức ăn

– Ngậm miệng từ chối nhai

Khi nhận thấy con có những biểu hiện trên, mẹ hãy lau miệng cho bé, ngưng không cho bé ăn nữa và dịu dàng nói với bé rằng: “con ăn giỏi quá, để mẹ lau miệng con nhé”.

Nhưng nếu tín hiệu “con đã no” này không được đáp ứng, hay đáp ứng trễ thì chỉ cần vài ngày, bé sẽ bắt đầu phát tín hiệu thứ 2 là biếng ăn.

Lưu ý: nếu bé đưa tín hiệu số 1 chỉ sau 1-2 thìa ăn, sau khi ngưng không cho bé ăn, bình tĩnh xem xét lại Luật Mama có tuân thủ không (có bữa nào vi phạm không).

Bé có bỏ một hay vài bữa không ăn và chỉ bú là bình thường, đừng quá lo lắng mà tạo nhiều áp lực, nếu làm đúng nguyên tắc và tuân thủ tốt tín hiệu số 1 thì bé sẽ ăn tốt trở lại (đó là thông điệp từ Văn phòng giáo dục dinh dưỡng nhi khoa của BYT Úc).

3 dạng biếng ăn ở trẻ và giải pháp

Tín hiệu số 2: Biếng ăn

Do tín hiệu 1 của con không được mẹ đáp ứng, hay đáp ứng không kịp thời, con sẽ biếng ăn.

Khi con có biểu hiện biếng ăn, đầu tiên mẹ không nên quá áp lực, hay lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm cách giải quyết.

Sau đó, mẹ nên kiên nhẫn và giải quyết.

Theo GS.BS. Gonzalez – chuyên gia hàng đầu về các vấn đề biếng ăn Nhi khoa của đài BBC Health của Anh thì “các bé phải ít nhất đến 10 – 15 lần mới ăn tốt trở lại” nên các mẹ phải bình tĩnh, đừng vội vàng mất kiên nhẫn sau 5 lần bị bé từ chối thức ăn.

3. Không nên ép con ăn bằng mọi cách

Ép con ăn là khi con đã có biểu hiện no như đút cho con thì con quay đầu ngậm miệng, đẩy bát ra, kêu la, nhả thức ăn, ngậm miệng từ chối nhai, nhưng ba mẹ vẫn cứ cố ép bé ăn thêm một hoặc một vài thìa. Hoặc trong trường hợp giới thiệu món mới cho con, ba mẹ cứ cố ép con ăn dù bé tỏ ra không hứng thú, hài lòng với món ăn mới. Rồi đến khi con biếng ăn thì ba mẹ làm đủ trò, phá hết các luật lệ nguyên tắc để dụ được con ăn, ép con ăn.

Theo giáo sư bác sĩ Valerie, thuộc Viện Dinh dưỡng Nhi khoa Canada: Cha mẹ cố ép nhiều cách cho bé ăn, lừa bé ăn một cách vô thức sẽ dẫn đến bé bị biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi), hoặc biếng ăn giai đoạn (từng cơn).

Việc ba mẹ làm bé sao nhãng bằng đồ chơi, ti-vi, điện thoại, bánh kẹo, hay bế con đi rong khắp xóm để cố ép ăn… không chỉ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ, mà còn dẫn đến sự kém phát triển trong phân tích mùi vị và trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ. Lúc này, vô tình ba mẹ đã tạo cho con thói quen xấu, biết mặc cả khi ăn, dần dần bé ăn vì phần thưởng chứ không phải ăn vì ngon miệng nữa.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ có thể tự cảm nhận được việc no và đói của mình. Nên, nếu trẻ đã cảm thấy no và không muốn ăn nữa thì ba mẹ nên dừng lại vì cố ép trẻ ăn sẽ khiến cho cơ thể bé mất khả năng phân biệt được no đói và thậm chí là sợ ăn.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ bị ép ăn quá nhiều có nguy cơ bị béo phì, mắc các bệnh về thận, tim mạch, cao huyết áp… khi đến tuổi trưởng thành.

Chia sẻ trên trang cá nhân, bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn khuyên, khi con đã có biểu hiện ăn đủ no, hoặc không có hứng thú với món ăn mới, cũng như khi bé biếng ăn, thì ba mẹ không nên dụ hay ép con ăn. Ba mẹ cũng không nên cho con nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho con ăn lại. Ngược lại, ba mẹ vẫn giới thiệu cho con mỗi ngày, không cho bé nghỉ ngày nào. Nhưng ba mẹ giới thiệu linh hoạt với từng trường hợp, hoàn cảnh.

Khi bé phát ra tín hiệu để ba mẹ biết “con no rồi” thì hãy lau miệng cho bé, không ép ăn nữa. Những bữa sau, hoặc ngày sau khi bé có biểu hiện đã no thì cũng hãy lau miệng cho bé, không ép bé ăn nữa.

Với trường hợp, ba mẹ giới thiệu cho bé món ăn mới thì hãy giới thiệu món mới với một lượng nhỏ (2-3 thìa) và giới thiệu tách biệt với các món ăn quen thuộc. Khi cho bé thử món mới, bé không thích thì dừng lại, cho bé ăn một vài thìa món quen, rồi thử đút cho bé 1-2 thìa món mới xem phản ứng bé ra sao. Nếu bé vẫn tỏ ra không thích thì dừng hẳn, chỉ giới thiệu món bé thích đến kết thúc bữa ăn. Ba mẹ vẫn lặp lại quy trình giới thiệu cho bé trong 2 ngày tiếp theo. Nếu bé vẫn không thích thì cách 3 ngày hãy lặp lại việc giới thiệu.

Với trường hợp, bé đã đã biếng ăn thì đầu tiên tuân thủ luật Mama và cho bé ngồi ghế ăn. Nếu bé nhất định không chịu hợp tác thì 10 phút, ba mẹ hãy lau miệng cho bé, nhất định không kéo dài bữa ăn và ép bé hay dụ bé ăn làm bé thêm khó chịu và có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa. Ba mẹ hãy đợi 2 tiếng sau thì giới thiệu lại bữa ăn chính khác hoặc 1 bữa phụ khác cho bé. Ngày tiếp theo, bé vẫn được cho ăn bình thường và lặp lại quy trình cứ sau 2 giờ. Ba mẹ hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng với con, sẽ sớm thấy được hiệu quả trong việc cải thiện tình hình biếng ăn ở trẻ.

Nguồn tham khảo: BS dinh dưỡng Anh Nguyễn

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay