5 lý do bé chậm biết đi mẹ cần phải biết

NGÀY ĐĂNG: 22/02/2017
Tuy thời điểm bắt đầu biết đi ở mỗi trẻ là khác nhau, nhưng nếu khi bé được 18 tháng tuổi, mà bé chưa đi được thì được coi là chậm biết đi. Ba mẹ cần xem xét lý do bé chậm biết đi là gì để kịp thời hỗ trợ bé. Đi là một […]

Tuy thời điểm bắt đầu biết đi ở mỗi trẻ là khác nhau, nhưng nếu khi bé được 18 tháng tuổi, mà bé chưa đi được thì được coi là chậm biết đi. Ba mẹ cần xem xét lý do bé chậm biết đi là gì để kịp thời hỗ trợ bé.

Lý do bé chậm biết đi

Đi là một mốc phát triển quan trọng và là dấu hiệu cho biết bé đang tiến bộ trên con đường hướng tới sự độc lập. Bé có thể bước những bước đầu tiên vào lúc 12 tháng tuổi và sẽ nhanh chóng tập đi mà không cần sự trợ giúp, và sau này là chạy, nhảy. Cũng giống như mốc phát triển khác, thời điểm bắt đầu biết đi ở mỗi bé rất khác nhau. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải đạt được trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu bé chưa đi được lúc 18 tháng tuổi thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để chắc chắn trẻ có bị chậm biết đi hay không, và tìm ra lý do bé chậm biết đi để sửa chữa, điều trị.

Dưới đây là những lý do bé chậm biết đi thường gặp:

– Một nguyên nhân phổ biến thường thấy là các dây thần kinh và cơ thâm gia vào động tác đi tăng trưởng chậm. Trong trường hợp này các khía cạnh phát triển khác và các kỹ năng vận động đều phát triển bình thường, tuy chậm hơn so với mốc tăng trưởng chung. Khi đó sự phát triển của bé cần được giám sát cẩn thận.

– Một số bé có thể cảm thấy chúng có thể di chuyển nhanh và hiệu quả bằng cách lê mông hoặc bò, nên chúng không có động lực để tập đi.

– Một số bé khác lại thiếu cơ hội thực hành trong quá trình tập đi, chẳng hạn như bé bị bệnh và phải nằm giường trong một khoảng thời gian dài. Một số trường hợp, ba mẹ bao bọc bé thái quá cũng hạn chế những hoạt động thực hành tập đi của bé.

– Trong một số trường hợp, sự chậm biết đi phản ánh sự mất khả năng học hành và chậm phát triển của bé.

– Với một số trường hợp khác, bé chậm biết đi do một số rối loạn ảnh hưởng lên các cơ, hoặc do bé bị bại não dẫn đến não bé bị tổn thương và không đáp ứng tốt với các phản xạ.

Khi bé chậm biết đi, ba mẹ hãy phối hợp với bác sĩ, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, ba mẹ nên giúp con tiến bộ bằng cách chơi với con nhằm khuyến khích bé thực hành những kỹ năng vận động và bên cạnh trẻ, chia sẻ niềm vui với bé khi bé tiến bộ từng bước từng bước một. Ba mẹ hãy quan sát con vận động và liên hệ với những hoạt động cần sử dụng các kiểu vận động này và cho con thường xuyên thực hành, như vậy bé sẽ không cảm thấy nhàm chán. Ba mẹ cũng nên liên tục làm mới các hoạt động tương tác với bé để tạo hứng thú cho bé, vì như ba mẹ cũng biết trẻ con rất dễ bị chán. Ngoài ra, quan trọng là ba mẹ hãy tạo cho bé một môi trường giúp bé tự do phát triển, khích lệ bé chủ động hơn. Hãy để bé chủ động dẫn dắt trong mọi tình huống và ba mẹ quát sát bé kỹ càng, bé sẽ cho ba mẹ biết bé đã làm được gì và việc gì bé chưa làm được. Ba mẹ hãy luôn ghi nhận và khen ngợi trẻ với những tiến bộ dù là rất nhỏ của trẻ. Còn với những việc bé chưa làm được thì hãy tin tưởng động viên, khích lệ trẻ.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay