5 nguyên tắc mẹ cần biết khi bé bắt đầu tập ăn dặm

NGÀY ĐĂNG: 18/11/2016
Khoảng 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã sẵn sàng tiếp nhận những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Việc bé bắt đầu tập ăn dặm đánh dấu một mốc phát triển mới của mình. Để vững vàng cùng con bước vào giai đoạn vàng này, các mẹ cần nắm chắc 5 nguyên tắc dưới đây. […]

Khoảng 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã sẵn sàng tiếp nhận những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Việc bé bắt đầu tập ăn dặm đánh dấu một mốc phát triển mới của mình. Để vững vàng cùng con bước vào giai đoạn vàng này, các mẹ cần nắm chắc 5 nguyên tắc dưới đây.

1. Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Độ đặc của bột cháo ăn dặm nên tăng dần theo thời gian, độ tuổi ăn dặm, khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, các mẹ nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé với ăn bột mịn, hoặc cháo rây nhuyễn thật loãng, chỉ đặc hơn sữa một chút để bé đỡ bỡ ngỡ và sợ ăn. Thức ăn giai đoạn đầu ăn dặm nên được mịn, không lợn cợn. Nguyên tắc đầu tiên này giúp mẹ tránh được nguy cơ bé sặc hóc.

Khi bé đã quen với việc ăn dặm thì mẹ có thể nấu bột đặc dần lên, rồi có thể chuyển sang cấu trúc cháo hạt vỡ, cháo nguyên hạt, cơm nát…

2. Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Hãy khởi động thời kỳ đầu ăn dặm của bé bằng một vài thìa bột loãng. Sau đó có thể tăng dần số lượng, và cho bé ăn kết hợp các thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Ở nguyên tắc “cho bé ăn từ ít đến nhiều” này, các mẹ lưu ý, tuyệt đối không ép bé ăn nhiều ngay từ đầu, cũng không cho trẻ ăn thêm khi trẻ ăn hết khẩu phần vì dễ gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Về số bữa ăn, khi bé bắt đầu tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, sau 1 tháng thì có thể cho bé ăn 2 bữa/ngày.

5 nguyên tắc mẹ cần biết khi bé bắt đầu tập ăn dặm

3. Cho bé ăn một món từ 3-5 ngày

Đây là một nguyên tắc giúp các mẹ theo dõi xem con có hợp với loại thức ăn đó không, có bị rối loạn tiêu hóa hay dị ứng không khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Các mẹ không nên cho bé ăn đồng thời hai loại thực phẩm mới, không nên cho hỗn hợp các loại thức ăn cùng một lúc và cùng ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé không thích nghi được dẫn đến bé bị đầy bụng, khó tiêu, lâu dần gây chán ăn, biếng ăn ở trẻ.

4. Cân đối 4 nhóm thực phẩm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, mỗi khẩu phần ăn hàng ngày của bé, cần có đủ 4 nhóm thực phẩm sau: nhóm đường bột hay ngũ cốc (gạo, bột mì, mì, bún, ngô, khoai…), nhóm chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, các loại hạt có dầu…) và nhóm vitamin khoáng chất (rau củ, trái cây). Bởi vai trò của 4 nhóm thực phẩm đều quan trọng và không thể thay thế nhau trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Việc mẹ quá thiên về một nhóm thực phẩm nào đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

5. Đa dạng thực phẩm

Mẹ nên “chăm chỉ” đổi món cho bé để bé lạ miệng, ăn ngon hơn, đồng thời giúp bé tập làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn ăn dặm. Khi mẹ thực hành nguyên tắc “đa dạng thực phẩm” cho bé khi bé bắt đầu ăn dặm, nếu bé không chịu ăn một loại thực phẩm nào đó, mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân: dai quá, cứng quá, lợn cợn, khó nuốt, mặn quá, cay quá, chua quá… để tìm cách khắc phục. Cùng là một loại thực phẩm, nhưng mẹ cũng có thể thay đổi cách chế biến để tạo nên các món ăn khác nhau, tránh nhàm chán cho bé. Đặc biệt, các bé thường “ăn bằng mắt”, thích những thức màu sắc tươi vui, đáng yêu, vì vậy, mẹ hãy chú ý tạo màu sắc cho món ăn thật hấp dẫn, thu hút. Một món ăn được chế biến và trình bày đẹp mắt sẽ dễ “cám dỗ” bé ăn hơn nhiều!

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay