6 sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé (phần 1)

NGÀY ĐĂNG: 04/04/2017
Trong chế biến đồ ăn dặm cho bé, có những sai lầm của mẹ khiến bé ăn hoài mà không lớn. Để tránh tình trạng đó, mẹ nên biết những sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé dưới đây để không mắc phải. 1. Nêm gia vị vào thức ăn dặm của […]

Trong chế biến đồ ăn dặm cho bé, có những sai lầm của mẹ khiến bé ăn hoài mà không lớn. Để tránh tình trạng đó, mẹ nên biết những sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé dưới đây để không mắc phải.

1. Nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé

Việc nêm gia vị (muối, mắm, đường…) vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi là một sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé mà mẹ hay mắc phải. Nhưng mẹ tuyệt đối không nên nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé mẹ nhé! Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới khuyên rằng mẹ không nên nêm bất kỳ gia vị vào đồ ăn dặm của con trong năm đầu đời. Khi trẻ được hơn 1 tuổi, mẹ có thể nêm gia vị vào đồ ăn của bé, nhưng cũng nên nêm với một lượng rất hạn chế (ví dụ như nêm nhỏ hơn 1g muối/ngày).

Sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé

Vậy tại sao lại không nên nêm gia vị vào cháo/bột ăn dặm hay thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi? Vì lúc này, các gai vị giác của bé rất “nhạy bén”, việc mẹ nêm chút xíu gia vị cũng có thể khiến các gai vị giác của bé bị tổn thương, dẫn đến rối loạn vị giác ở trẻ, lâu này dẫn đến biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Thêm nữa, nhu cầu muối, đường… của bé giai đoạn này là rất ít và hoàn toàn được đáp ứng qua các nguồn sữa mẹ, sữa bột, thịt cá, rau củ quả… nên nếu nêm thêm gia vị, khiến cơ thể trẻ bị dư thừa lượng muối đường sẽ tạo gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường…

2. Dùng nước dùng thay cho thực phẩm thật

Một sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé là mẹ thường dùng nước dùng (nước hầm xương, nước hầm rau củ quả) thay cho thực phẩm “thật” (thịt cá thật, rau củ thật). Sai lầm này xuất phát từ quan niệm nước dùng là nước cốt, rất giàu dinh dưỡng, nên chỉ cần cho con ăn nước cốt mà không cần bổ sung thêm thực phẩm “thật” nữa. Nhưng trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra, nước dùng thực ra rất nghèo dinh dưỡng, không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng củ trẻ, mà chỉ có tác dụng tăng mùi vị cho món ăn mà thôi. Vì vậy, mẹ nên dùng thực phẩm thật để nấu cho con ăn, ví dụ như thay vì nấu bột ăn dặm cho con bằng nước xương hầm, mẹ hãy nấu với thịt xay/băm/nghiền nhỏ.

3. Nêm dầu ăn vào tất cả các món ăn dặm của trẻ

Khi bé được 6 tháng tuổi là thời điểm mẹ bắt đầu có thể bổ sung chất béo cho con qua các nguồn như dầu ăn, hay chất béo có nguồn gốc động vật trong cá hồi, thu, chép, lươn… Nhưng chất béo mẹ cũng cần bổ sung một cách hợp lý. Trên thực tế, rất nhiều mẹ lạm dụng dầu ăn cho vào đồ ăn dặm của trẻ: nấu món gì cũng nêm thêm dầu ăn vào thì đây lại là một sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé. Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (ĐH Worcester – Anh) mẹ nêm dầu ăn vào thức ăn dặm của con không quá 5ml/ngày, và không quá 4 ngày/tuần.

Mẹ cũng không nên cho con ăn đồng thời quá nhiều loại dầu ăn cùng lúc. Khi mẹ chế biến các đồ chiên, rán thì không cần nêm thêm dầu ăn vào các thức ăn khác trong bữa. Hoặc khi mẹ chế biến các món có liên quan đến cá thu/hồi/chép/lươn giàu chất béo omega-3 thì mẹ không nên chiên, rán hoặc thêm dầu vào món ăn đó của con nữa, và cũng không nên cho con ăn món đó quá 3 ngày/tuần.

Khi nêm dầu ăn vào cháo/bột ăn dặm của bé, mẹ lưu ý nên nêm dầu ăn vào bột ăn dặm khi chuẩn bị hoặc đã bắc khỏi bếp để bảo toàn lượng chất béo không bão hòa.

Mabu dinh dưỡng

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặm và cháo ăn dặm dành cho trẻ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay