1. 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con đã sẵn sàng đón nhận bột ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé đã gần đủ hoặc hơn 6 tháng tuổi. Nếu ăn dặm quá sớm (khoảng 4 tháng tuổi), đường tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện đầy đủ dễ dẫn tới bé bị nôn trớ, đi ngoài phân sống, đau bụng…thậm chí có nguy cơ thiếu một số vi chất quan trọng như thiếu máu do thiếu sắt… Tuy nhiên, nếu ăn dặm quá muộn (khoảng 7-8 tháng tuổi), trẻ thường sẽ biếng ăn do không quen với việc nhai thức ăn hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất.
2. Con đã ngồi vững, mẹ khỏi lo con sặc hóc khi ăn dặm
Bé đã có thể ngồi vững không cần hoặc cần ít sự trợ giúp và có thể giữ thẳng đầu khi ngồi. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc ăn dặm của bé, vì khi bé ngồi vững, mẹ hoàn toàn có thể tự tin cho bé ăn dặm nhé, mà không phải quá lo lắng về nguy cơ hóc sặc khi cho bé ăn.
Bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn là dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm và muốn đưa bỏ vào miệng. Bé cũng có thái độ hợp tác khi bạn đưa thức ăn đến gần thì bé há miệng, sẵn sàng chờ đón.
Bé với tay chộp lấy đồ vật và đưa vào miệng chính xác, gọn gàng.
Khi bé gặm đồ chơi, bạn thấy bé có vẻ như đang “nhai” chúng. Hoặc khi nhìn ai đó ăn, trẻ cũng có phản xạ nhai tóp tép.
Sau mỗi cữ bú trẻ vẫn khó chịu, quấy khóc và chỉ nín khi được cho bú thêm. Điều này chứng tỏ trẻ đã có nhu cầu khẩu phần cao hơn, cần bổ sung thêm dinh dưỡng để đảm bảo trẻ đủ no và no lâu hơn. Có vẻ, bé không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay. Bé đã sẵn sàng ăn dặm một bữa trong ngày.
Trằn trọc về đêm. Thường thì nhu cầu ăn đêm của bé chỉ kéo dài đến 3 tháng tuổi, sau đó thì trẻ hầu như không thức đêm, hay đòi ăn đêm. Nhưng đến tháng thứ 6, mà bạn thấy trẻ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ yên về đêm, thêm nữa, lại đòi ti mẹ, thì sự thay đổi này có thể mang theo thông điệp ban ngày bé ăn không đủ no, và đây là dấu hiệu bé muốn ăn dặm.
Mabu dinh dưỡng tổng hợp
? ☘ Quà tặng Ebook ĂN DẶM CƠ BẢN: