Acid folic thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh và tế bào não ở trẻ

NGÀY ĐĂNG: 27/06/2017
Tại sao lại nói acid folic thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh và tế bào não ở trẻ? Nhu cầu acid folic của trẻ ra sao? Những thực phẩm có nhiều acid folic? Các mẹ cùng Mabu dinh dưỡng đi tìm hiểu nhé! 1- Vai trò của acid folic Acid folic là […]

Tại sao lại nói acid folic thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh và tế bào não ở trẻ? Nhu cầu acid folic của trẻ ra sao? Những thực phẩm có nhiều acid folic? Các mẹ cùng Mabu dinh dưỡng đi tìm hiểu nhé!

1- Vai trò của acid folic

Acid folic là chất không thể thiếu để tạo nên hồng cầu, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh và tế bào não, cải thiện màu da, kích thích trẻ chịu ăn, phòng ngừa trẻ thiếu máu.Qua nghiên cứu cho thấy trong bữa ăn của trẻ có thêm acid folic sẽ giúp tế bào não phát triển, nâng cao trí lực, vì thế không thể thiếu nguyên tố này trong quá trình phát triển của trẻ.

2- Nhu cầu acid folic của trẻ

Nhu cầu acid folic của trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi hàng ngày vào khoảng 35 microgam, trong thời gian này trẻ ăn các thứ như cam, chuối tiêu… sẽ có nhiều acid folic: cứ 100g cam sẽ có 34 microgam acid folic, 100g chuối tiêu có 22 microgam acid folic. Nếu cho trẻ ăn chuối tiêu nghiền nát hoặc nước cam có thể bổ sung đủ acid folic.

Nhu cầu acid folic của trẻ

Cần chú ý là acid folic dễ bị tia cực tím phá hoại, nên rau xanh để từ 2 – 3 ngày sẽ mất từ 50 – 70% chất acid folic, vì thế chỉ nên mua đủ dùng hàng ngày. Ngoài ra, có đến 50 – 95% chất acid folic trong thực phẩm khi đun nấu sẽ bị nhiệt phân, muốn giữ được chất acid folic cần cố gắng đun nấu trong thời gian ngắn, nếu ép nước hoa quả hoặc rau củ cho trẻ em ăn sẽ bổ sung được nhiều acid folic.

“Trẻ thiếu acid folic sẽ không phát triển, tóc sẽ đổi sang màu tro, mặt trắng nhợt, sức khỏe yếu. Một  số bà mẹ thấy con thiếu acid folic đã vội cho con uống thuốc bổ sung, thực ra là không cần thiết. Tuy  hiện nay chưa thấy bất cứ phản ứng độc hại nào của acid folic nhưng một số trẻ sau khi uống thuốc bổ sung acid folic đã bị dị ứng da”.

3- Những thực phẩm có nhiều acid folic

Các loại rau xanh như: Rau diếp, cải bó xôi, cà chua, cà rốt, rau xanh, cải trắng, đậu cô-ve, nấm…

Các hoa quả như: Chuối tiêu, cam, chanh, đào, lê, táo, thạch lựu, nho…

Các thực phẩm động vật như: Gan, thận động vật, thịt chim, trứng, gan lợn, thịt gà, thịt bò, thịt dê…

Các loại đậu như: Đậu tương, các chế phẩm từ đậu, hạt đào, hạt điều, hạnh nhân…Các loại ngũ cốc như: Đại mạch, cam, gạo rang…

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay