Ăn gì khi trẻ bị tiêu chảy?

NGÀY ĐĂNG: 07/08/2017
Tiêu chảy ở trẻ khiến cơ thể trẻ bị mất nước và mất muối, tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược. Khi trẻ bị tiêu chảy thì ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thì chế độ ăn của trẻ cũng đặc biệt […]

Tiêu chảy ở trẻ khiến cơ thể trẻ bị mất nước và mất muối, tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược. Khi trẻ bị tiêu chảy thì ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thì chế độ ăn của trẻ cũng đặc biệt quan trọng.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần/ngày. Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi thường dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt. Tiêu chảy cấp thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, thậm chí 14 ngày. Trên thời gian đó là bé đã bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy khiến cơ thể bé bị mất nước và mất muối, tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược.

Nguyên nhân gây tiêu chảy: Ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn, thức ăn nhiễm khuẩn.

trẻ bị tiêu chảy

Ăn gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thì chế độ ăn đặc biệt quan trọng.

Cho bé uống nước điện giải oresol hoặc nước cháo muối. Mẹ pha một gói oresol vào một lít nước sạch, lắc kỹ để hòa tan và dùng trong 24 giờ. Qúa thời gian đó hãy pha lại dung dịch mới. Hoặc mẹ dùng một nắm gạo (khoảng 30g), một nhúm muỗi (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy khoảng 5 bát nước cho bé uống dần. Bé dưới 2 tuổi uống 50- 120ml, bé trên 2 tuổi uống 100-120ml sau mỗi lần đi ngoài.

Các loại thực phẩm nên dùng khi bé bị tiêu chảy: gạo, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, trứng, sữa, dầu ăn, khoai tây, chuối, hồng xiêm, cà rốt. Cho bé ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, xoài, cam, đu đủ, ổi…

Các loại thực phẩm nên tránh: thực phẩm có nhiều xơ, ít dinh dưỡng, tinh bột nguyên hạt vì bé khó tiên hóa. Không ăn các món có nhiều đường vì có thế làm bệnh nặng hơn.

Cho bé ăn càng nhiều càng tốt để bổ sung dinh dưỡng. Nếu bé bị nôn trớ thì cho ăn mỗi bữa ít đi nhưng tăng số bữa lên, thức ăn nấu mềm và loãng hơn để bé dễ tiêu hóa, chế biến đảm bảo vệ sinh.

Theo “Sổ tay ăn dặm”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay