Bác sĩ Huyên Thảo chia sẻ phương pháp luyện ngủ cho bé “cry it out” đúng cách

NGÀY ĐĂNG: 15/01/2018
“Cry it out” là phương pháp luyện ngủ cho bé gây cho ba mẹ nhiều khá nhiều tranh cãi, người thì khen hiệu quả, người thì kêu “tàn nhẫn”… Vậy đâu là mẫu số chung, ba mẹ tham khảo bài viết để hiểu đúng tinh thần của phương pháp luyện ngủ cho bé này. Hiểu […]

“Cry it out” là phương pháp luyện ngủ cho bé gây cho ba mẹ nhiều khá nhiều tranh cãi, người thì khen hiệu quả, người thì kêu “tàn nhẫn”… Vậy đâu là mẫu số chung, ba mẹ tham khảo bài viết để hiểu đúng tinh thần của phương pháp luyện ngủ cho bé này.

Hiểu sai về phương pháp luyện ngủ cho bé “cry it out”

Nhiều ba mẹ luyện ngủ cho con bằng phương pháp “cry it out” là cứ để cho con khóc ngằn ngặt thật lâu mà không thèm đến dỗ dành, vỗ về, cứ để con khóc mệt lả rồi tự nín và ngủ. Nhưng đây là một cách nghĩ sai lệch khi bám sát nghĩa cụm từ “cry it out” (để trẻ khóc). Bởi nếu ba mẹ áp dụng cách trên một cách đột ngột sẽ khiến trẻ đang quen được ôm ấp vỗ về không kịp thích nghi sẽ thấy tổn thương tinh thần, tình cảm và sức lực. Ba mẹ ông bà thấy vậy thì xót con, thương cháu không chịu được cũng đâm ra stress căng thẳng. Các chuyên gia khuyến cáo không nên làm như vậy vì sẽ khiến cả hai bên (trẻ và ba mẹ, ông bà) đều bị tổn thương tinh thần, áp lực và mệt mỏi, thay vào đó nên làm mọi việc từ từ, mức độ tăng dần đều để trẻ và người lớn trong nhà đều có thể thích nghi tốt hơn.

luyện bé ngủ

Luyện ngủ cho bé “cry it out” đúng cách

Theo bác sĩ Huyên Thảo chia sẻ trong cuốn “Bước đệm vững chắc cho con vào đời” thì phương pháp “cry it out” được hiểu đúng như sau: đó là phương pháp mà ba mẹ dỗ trẻ đi vào giấc ngủ mà không có trợ giúp nào khác, ngoài vỗ về, ôm ấp. Khi trẻ ngủ được thì ba mẹ có thể ra khỏi phòng, còn nếu nằm chung phòng với trẻ thì đảm bảo trẻ được ngủ trong nôi, giường riêng, hoặc nằm tách biệt với trẻ ở giường chung, mà tốt nhất nếu được thì ba mẹ nên trốn con xuống đất nằm.

Trong đêm, nếu trẻ có tỉnh dậy cựa người hay ọ ọe thì ba mẹ đừng vội đến bên trẻ mà để trẻ yên và tự xử lý một mình một lúc. Sau đó, trẻ đi vào giấc ngủ được thì tốt còn nếu trẻ dậy và khóc la thì hãy để trẻ tự khóc một lúc, rồi mới đến vỗ về vuốt ve trẻ. Tốt nhất là vỗ về mà để yên trẻ trên giường. Còn nếu trẻ không chịu thì ba mẹ có thể bồng trẻ một lúc nhưng nhanh chóng sau đó đặt trẻ lại, tiếp tục rời trẻ và để trẻ la khóc.
Trong vài đêm đầu, trẻ cứ khóc 2 phút là vào thăm, sau đó giãn thời gian đợi để trẻ tự khóc dài ra dần, sang 4 phút (trong vài đêm), 6 phút (trong vài đêm), 8 phút (trong vài đêm), 10 phút (trong vài đêm) rồi ngưng hẳn không vào thăm nữa. Hoặc nếu ba mẹ “tự tin” có thể “lì lợm” với tiếng khóc của con thì có thể bắt đầu bằng 5 phút, rồi 10, 15 phút và ngưng hẳn.

Việc làm này của ba mẹ để chứng minh với trẻ rằng ba mẹ không hề bỏ rơi trẻ, nên trẻ không phải quá lo sợ, nhưng đồng thời ba mẹ cũng xác định với trẻ trẻ là một cá thể độc lập và phải tự giải quyết vấn đề của mình, việc khóc lóc cũng không giải quyết được vấn đề gì đâu, tốt nhất là trẻ hãy tự đi ngủ. Từ kinh nghiệm sau những lần khóc lóc và không được đáp ứng, trẻ sẽ tự rút ra bài học, tự thân vận động, tự dỗ mình đi vào giấc ngủ.

Phương pháp luyện ngủ cho bé “cry it out” phải mất khoảng từ 3 ngày đến 2 tuần để có thể thành công như mong đợi.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay