Sự thay đổi này là sự kết hợp của khả năng nói bẩm sinh và sự khuyến khích, động viên của bạn. Bất kể con bạn có bao nhiêu tuổi, bạn càng nói chuyện với bé, thảo luận với bé, hỏi và lắng nghe bé nhiều chừng nào, bé càng có khả năng phát triển ngôn ngữ nhiều chừng đó. Nên nhờ rằng sau giai đoạn nói bập bẹ, ngôn ngữ tiếp nhận của bé (ngon ngữ mà bé hiểu được) luôn đi trước ngôn ngữ thể hiện của bé (những từ bé có thể nói), điều này có nghĩa là bé hiểu nhiều hơn những gì bé có thể nói.
Khoảng 12-15 tháng tuổi: Bé có thể dùng 3 hoặc 4 từ rõ ràng, mặc dù một số bé phải vài tháng sau mới có khả năng này. Vào giai đoạn này, bé cũng có thể làm theo những chỉ dẫn cơ bản và thính giác thường nhạy bén.
Khoảng 18-24 tháng tuổi: Bé đã có thể dùng khoảng 50 từ khác nhau, bằng cách dùng đơn độc hoặc kết hợp thành những cụm từ có hai từ trở lên. Đa số từ mà bé sử dụng trong thời gian này là danh từ và chủ yếu là những đồ vật quen thuộc đặc biệt hoặc người mà bé biết rõ (ví dụ như anh, chị, con chó…)
Lúc 2-3 tuổi: Lúc này, vốn từ vựng của bé có khoảng 200 từ và mặc dù chủ yếu là danh từ, nhiều từ trong đó là danh từ chung (ví dụ như xe hơi, búp bê…). Vào thời gian này, bé cũng bắt đầu dùng các đại từ. Tuy nhiên, bé vẫn còn mắc những lỗi nhỏ, chẳng hạn như vẫn dùng từ “gồi” thay vì từ “rồi”.
Lúc 3-4 tuổi: Bé đã có thể dùng hơn 1.000 từ khác nhau và còn có khả năng hiểu nhiều hơn số từ đó nữa. Các câu nói của bé đã dài hơn và có sự xuất hiện của nhiều động từ và tính từ. Những cách dùng câu kiểu em bé trước đây hầu như đã biến mất. Lúc, bé có thể đặt rất nhiều câu hỏi.
Lúc 4-5 tuổi: Vốn từ vựng của bé đã lên tới khoảng 1.500 từ. Vào thời gian này, bé đã có thể nói gần giống như người lớn trong cách diễn đạt tình cảm hay ý tưởng. Bé có thể nói rõ đến nỗi nếu lắng nghe chăm chú, bạn có thể hiểu được phẩn lớn những điều mà bé muốn.
Theo “5 năm đầu đời của bé”