Hãy bỏ ngay thói quen thêm muối và đường vào thức ăn dặm của trẻ

NGÀY ĐĂNG: 02/02/2017
Quan niệm để trẻ ăn ngon miệng thì cần phải cho muối đường vào thức ăn là một quan niệm khá phổ biến ở Việt Nam. Người lớn thản nhiên cho bé ăn cháo, bột, thức ăn đóng sẵn với lượng muối gấp nhiều lần cho phép. Rồi, cho trẻ uống/ăn nước ngọt, kẹo, bim […]

Quan niệm để trẻ ăn ngon miệng thì cần phải cho muối đường vào thức ăn là một quan niệm khá phổ biến ở Việt Nam. Người lớn thản nhiên cho bé ăn cháo, bột, thức ăn đóng sẵn với lượng muối gấp nhiều lần cho phép. Rồi, cho trẻ uống/ăn nước ngọt, kẹo, bim bim vô tội vạ mà không hề biết rằng những món ăn vô cùng hấp dẫn đó chính là thủ phạm gây ra rất nhiều căn bệnh tiềm ẩn sau này của bé. Vì vậy mẹ hãy bỏ hạn chế thêm muối và đường vào thức của trẻ, và đặc biệt không thêm muối và đường vào thức ăn dặm của trẻ.

Hãy bỏ thói quen thêm muối vào thức ăn dặm của trẻ

Cơ thể con người cần muối để hoạt động và muối là chất mà cơ thể không tự tái sản xuất được. Do đó việc nêm muối vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tháng tuổi hoàn toàn không cần bổ sung muối vào trong khẩu phần ăn và việc cho con ăn muối hoặc quá nhiều muối ngay từ nhỏ có thể nguy hại tới sức khỏe sau này. Dưới đây là những sự thật về muối có thể bạn chưa biết:

1. Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm vào thời điểm 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa được lượng muối ăn vào. Khi trẻ ăn thức ăn dặm, cơ thể sẽ tiếp nhận những chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc này, thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Muối được cho là thủ phạm gây gánh nặng cho thận vì 95% muối trong thức ăn được thận chuyển hóa, nếu không kịp đào thải nó sẽ tiếp tục tăng thêm gánh nặng, dẫn đến giảm chức năng thận. Cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Khi bị làm việc quá tải, thận sẽ rất dễ không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.

Không nên thêm muối và đường vào thức ăn dặm của trẻ

2. Theo hướng dẫn của hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), bé dưới 12 tháng tuổi chỉ cần ít hơn 1g muối/ngày, bé 1 đến 3 tuổi cần khoảng 2g muối/ngày và trên 4 tuổi cần khoảng 3g muối/ngày… Như vậy, lượng muối mà cơ thể các bé cần được cung cấp trong ngày là rất ít. Hơn nữa, trong sữa và các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc trái cây, thịt cá, rau tươi đều đã có chứa một hàm lượng muối nhất định. Hàm lượng muối tự nhiên trong các loại thực phẩm này hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Việc bạn nêm nếm thêm mà muối, hạt nêm, gia vị vào thức ăn cho bé sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khỏe. Do đó bạn hoàn toàn không nên nêm nếm thêm một chút muối nào vào khẩu phần ăn dặm của bé trước khi bé được 1 tuổi. Sau 1 tuổi có thể, bạn hãy cố gắng duy trì cho bé ăn nhạt càng lâu càng tốt.

3. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh sau:

4. Khi sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn dành cho trẻ nhỏ, bạn nên xem ký thành phần muối ghi trên nhãn hàng. Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội. .. đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, tốt nhất bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn và nên hạn chế với trẻ trên 1 tuổi. Các tên gọi khác của muối trong thực phẩm là: Sodium, Sodium chloride, Monosodium gluta- mate tMSG), brine, Sodium nitrite, Dísodium EDTA…

5- Đối với những bé bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ gần giống sữa mẹ. Do đó, với trẻ dưới 1 tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể. Vị giác của người lớn đã quen với việc phải ăn muối, thậm chí không có muối thì không thể ăn được. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con gần như “tờ giấy trắng”, con không hề có nhận thức hay đòi hỏi rằng không có muối con không ăn đâu!”. Từ đó, khó có khả năng trẻ “không chịu ăn vì nhạt” nếu chính người lớn không tự áp đặt khẩu vị của mình cho trẻ và tạo thành thói quen ăn mặn cho con sau này. Hơn nữa, những bé đã quen ăn cháo, bột có muối sẽ không còn cảm nhận được vị ngon tự nhiên của thực phẩm, đặc biệt là rau, củ, quả, từ đó, con sẽ có xu hướng lười ăn các loại thực phẩm bổ dương này hơn các trẻ chỉ ăn nhạt. Thức ăn “không muối” không có nghĩa rằng chúng “không hương vị”. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác như tỏi, gừng, quế, bạc hà, hạt tiêu, hành, để kết hợp cùng hương vị vốn có của thực phẩm tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho con… Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng cơ thể con mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới nhé.

Hãy bỏ thói quen thêm đường vào thức ăn dặm của trẻ

Chắc hẳn bạn đã từng nghe rằng  “Trẻ con đứa nào chẳng thích ăn ngọt“ và “Trẻ con không ăn đường thì làm sao lớn được”. Trẻ sinh ra vốn đã thích vị ngọt hơn các vị khác và đường (glucose) trong máu rất quan trọng đối với cơ thế mỗi người. TUY NHIÊN, CHÚNG TA ĐÃ LẦM TƯỞNG NGHIÊM TRỌNG “VỊ NGỌT TRẺ CHỌN” VÀ “ĐƯỜNG QUAN TRỌNG” LÀ ĐƯỜNG KÍNH – các loại đường ở trong kẹo, sữa, nước ngọt, bánh ngọt, chúng ta cho con ăn hàng ngày. Thật buồn vì ĐƯỜNG TỰ NHIÊN. ĐƯỜNG TRONG SỮA MẸ, TRONG CÁC THỰC PHẨM THIÊN NHIÊN MỚI CHÍNH LÀ “VỊ NGỌT TRẺ CHỌN” VÀ “NGUỒN NĂNG LƯỢNG QUAN TRỌNG CHO CƠ THẾ“ nhưng lại không phải là loại đường chính mà chúng ta cho con tiêu thụ hàng ngày.

Không nên thêm muối và đường vào thức ăn dặm của trẻ

1. Hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa đường. Đó là lý do khi bạn cho con ăn các thực phẩm đó hàng ngày tức là cơ thể của con đã được nạp vào một lượng đường nhất định.

2. Đường phụ gia (Added Sugar) là đường được thêm vào những thức ăn hoặc đồ uống được chế biển sẵn hoặc là nguyên liệu để chuẩn bị các món ăn thức uống. Đường phụ gia trong chế biến có thể được ghi dưới dạng: đuờng trắng, đường nâu, đường thô, xi-rô ngô, xi rô ngô dạng rắn, fructose, mật đường, dextrose khan, dextrose tinh thể và dextrin.

3. Theo hướng dẫn của hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), một ngày: trẻ từ 2-4 tuổi không nên tiêu thụ quá 3 thìa cà phê đường phụ gia, trẻ em từ 4-8 tuổi không nên tiêu thụ quá 4 thìa cà phê đường phụ gia.

4. Đường phụ gia chủ yếu là đường trắng tinh luyện. Tất cả chất dinh dưỡng đã bị loại bỏ trong quá trình tinh chế. Đường trắng cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng không chứa bất cứ vitamin, khoáng chất, enzyme, chất béo hay chất xơ nào.

5. Những ảnh hưởng của đường lên sức khỏe của trẻ:

Trong 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng 200% – trong khi Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) dự báo trên thế giới chỉ tăng 54% trong 20 năm. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, người bệnh thường phát hiện muộn khi đã có biến chứng. Lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Trước kia, người bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 40-45, nay các bác sĩ điều trị cho cả trẻ từ 11, 12 tuổi trở lên, không chỉ ở thành phố lớn mà ở cả tỉnh miền núi với một chế độ ăn giàu đường ngay từ nhỏ, bạn có dám đảm bảo rằng con bạn sau này sẽ không có nguy cơ không bị mắc căn bệnh nguy hiểm này cũng như những bệnh tật khác không?

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay