Bổ sung iốt cho bé đúng đủ lượng

NGÀY ĐĂNG: 05/10/2017
Tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ, nhưng iốt lại rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy bổ sung iốt cho bé như thế nào cho đúng và đủ lượng, ba mẹ hãy tìm hiểu một số thông tin cơ bản sau: Vai trò của iốt với cơ thể Iốt là một […]

Tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ, nhưng iốt lại rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy bổ sung iốt cho bé như thế nào cho đúng và đủ lượng, ba mẹ hãy tìm hiểu một số thông tin cơ bản sau:

Vai trò của iốt với cơ thể

Iốt là một nguyên tố vi lượng, nhưng lại rất thiết yếu đối với cơ thể của con người, nhất là trẻ nhỏ – thuộc nhóm đối tượng được cho là nguy cơ thiếu hụt iốt cao. Nếu trẻ thiếu iốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

– Giảm hoạt động tuyến giáp, bé sẽ có những biểu hiện như táo bón, vàng da, sợ lạnh, rụng lông…

– Bướu cổ và đần độn là biểu hiện thường gặp do thiếu iốt.

– Thiếu iốt cũng có thể khiến trẻ bị chậm lớn, trí tuệ kém phát triển.

Ngược lại nếu thừa iốt cũng không tốt, thừa iốt có thể gây ra cường giáp – bệnh Basedow, hay u độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp…

Vậy nên ba mẹ cần chú ý việc bổ sung iốt cho bé đúng, đủ so với nhu cầu của cơ thể trẻ.

bổ sung iốt cho bé

Nhu cầu iốt của trẻ

Trẻ còn bú từ 0 – 6 tháng cần 40mcg/ngày.

Trẻ còn bú từ 6 – 12 tháng cần 50mcg/ngày.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg/ngày.

Trẻ từ 4 – 9 tuổi cần 120mcg/ngày.

Trẻ từ 10 – 12 tuổi cần 140mcg/ngày.

Trẻ từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.

Bổ sung iốt cho bé như thế nào?

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ có thể tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa iốt như hải sản chẳng hạn, trong quá trình chế biến nên bổ sung thêm muối iốt, nước mắm có iốt để khi bé bú mẹ có thể nhận được lượng iốt cần thiết.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, đã ăn dặm bên cạnh ti sữa thì cần bổ sung iốt cho bé qua thực phẩm hàng ngày. Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, thì lượng iốt có trong các thực phẩm thịt, cá, rau củ hàng ngày đã đáp ứng đủ nhu cầu iốt cho bé, nên, mẹ không nêm muối, mắm thêm vào đồ ăn dặm cho bé trong quá trình nấu nướng. Còn khi trẻ được hơn 12 tháng tuổi, mẹ có thể nêm mắm muối vào thức ăn của bé, nhưng với một lượng rất nhỏ.

Những thực phẩm chứa iốt cao

Dưới đây là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng iốt cao, được tính theo hàm lượng iốt/100g thực phẩm:

Tảo tía (khô): 1.800mcg

Rau chân vịt: 164mcg

Rau cần: 160mcg

Cá biển: 80mcg

Muối biển: 2mcg

Củ mài: 14mcg

Muối ăn có iốt: 7.600mcg

Cải thảo: 9.8mcg

Trứng gà: 9.7mcg

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay