Các cột mốc phát triển vận động của trẻ 5 năm đầu đời

NGÀY ĐĂNG: 10/02/2017
Các kỹ năng vận động ở trẻ đòi hỏi sự phối hợp của một cơ hoặc một nhóm cơ. Vận động thô sơ bao gồm cử động của các chi và của toàn bộ cơ thể, tiêu biểu là việc bò, chạy, và nhảy. Tuy nhiên, ban đầu, các vận động này phải nâng đỡ […]

Các kỹ năng vận động ở trẻ đòi hỏi sự phối hợp của một cơ hoặc một nhóm cơ. Vận động thô sơ bao gồm cử động của các chi và của toàn bộ cơ thể, tiêu biểu là việc bò, chạy, và nhảy. Tuy nhiên, ban đầu, các vận động này phải nâng đỡ được cơ thể bé, giúp bé giữ thẳng đầu và ngồi không cần đỡ, sau đó mới là dịch chuyển. Sau đây là các cột mốc phát triển vận động của trẻ mà bé có thể đạt được trong 5 năm đầu đời:

3 tháng: Khi kéo bé ngồi dậy, đầu bé có thể giữ thẳng hay hơi ngửa ra đằng sau.

4 tháng: Bắt đầu biết lật sấp.

4 – 5 tháng: Tập kiểm soát đầu.

6 tháng: Bắt đầu học được cách lật ngửa lại và có thể ngồi khi có người đỡ.

6 – 8 tháng: Ngồi không cần đỡ trong một thời gian ngắn.

8 tháng: Biết lật ngửa và lật sấp nhiều lần liên tục.

9 – 11 tháng: Có thể đứng vững trong vài giây và bắt đầu tập bò.

Mốc phát triển vận động của trẻ 5 năm đầu đời

11 tháng: Biết tự ngồi xuống khi đang trong tư thế đứng, thường là phải vịn vào vật dụng trong nhà. Bắt đầu đi men theo đồ đạc và bắt đầu bước đi nếu có người dắt.

11 – 12 tháng: Có thể đứng chựng.

11 – 18 tháng: Có thể bước đi mà không cần trợ giúp.

12 – 15 tháng: Bắt đầu bò lên cầu thang.

14 tháng: Bắt đầu học cách đi thụt lùi.

18 tháng: Bắt đầu biết tự chèo lên ghế để ngồi. Đi vững hơn.

2 tuổi: Đi rất vững. Có thể tự chèo lên xuống các đồ đạc trong nhà và đã biết chạy. Không những thế bé còn biết tự lên xuống cầu thang một mình, đi từng bước một.

3 – 4 tuổi: Có thể tự lên xuống cầu thang, hai chân bước luân phiên.

4 – 5 tuổi: Có thể biết nhảy dây.

Ba mẹ lưu ý:

Thực tế cho thấy, không có trẻ nào giống trẻ nào và thời điểm đạt được những kỹ năng ở mỗi trẻ cũng khác nhau. Sự khác biệt này tùy thuộc vào di truyền và yếu tố môi trường xung quanh. Ba mẹ cũng nên biết những bé thiếu tháng thường đạt được các mốc phát triển vận động chậm hơn các bé sinh đủ ngày tháng. Trong một vài trường hợp, sự tiến bộ trong các kỹ năng diễn ra chậm cũng có thể ẩn dấu một số nguy cơ của vấn đề nào đó. Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy con có những biểu hiện bất thường nào đó để được bác sĩ thăm khám, và trong trường hợp bé gặp phải vấn đề nào đó bất thường thì sớm có hướng điều trị.

Ba mẹ cũng nên giúp con tiến bộ bằng cách chơi với con nhằm khuyến khích bé thực hành những kỹ năng vận động thô sơ và chia sẻ niềm vui với bé khi bé tiến bộ từ động tác lật sang bò, đi và sau này là chạy. Ba mẹ hãy quan sát con vận động và liên hệ với những hoạt động cần sử dụng các kiểu vận động này và cho con thường xuyên thực hành, như vậy bé sẽ không cảm thấy nhàm chán. Ba mẹ cũng nên liên tục làm mới các hoạt động tương tác với bé để tạo hứng thú cho bé, vì như ba mẹ cũng biết trẻ con rất dễ bị chán. Ngoài ra, quan trọng là ba mẹ tạo cho bé một môi trường giúp bé tự do phát triển, khích lệ bé chủ động hơn. Hãy để bé chủ động dẫn dắt trong mọi tình huống và ba mẹ quát sát bé kỹ càng, bé sẽ cho ba mẹ biết bé đã làm được gì và việc gì bé chưa làm được. Ba mẹ hãy luôn ghi nhận và khen ngợi trẻ với những tiến bộ dù là rất nhỏ của trẻ. Còn với những việc bé chưa làm được thì hãy tin tưởng động viên, khích lệ trẻ.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay