Cải thiện khả năng lắng nghe của trẻ như thế nào?

NGÀY ĐĂNG: 29/05/2017
Khả năng lắng nghe của trẻ sẽ phát triển tốt hơn theo thời gian. Vậy làm thế nào để ba mẹ có thể cải thiện, cũng như giúp đỡ, hỗ trợ trẻ phát triển khả năng lắng nghe của mình? Khả năng lắng nghe của trẻ Đừng bao giờ xem thường khả năng lắng nghe […]

Khả năng lắng nghe của trẻ sẽ phát triển tốt hơn theo thời gian. Vậy làm thế nào để ba mẹ có thể cải thiện, cũng như giúp đỡ, hỗ trợ trẻ phát triển khả năng lắng nghe của mình?

Khả năng lắng nghe của trẻ

Đừng bao giờ xem thường khả năng lắng nghe của trẻ, mặc dù có một sự khác biệt lớn giữa lời nói và ngôn ngữ mà bé tạo ra (ngôn ngữ thể hiện) với ngôn ngữ mà bé có thể nghe và hiểu (ngôn ngữ tiếp nhận).

Ngay từ rất sớm, bé đang tăng trưởng có khả năng hiểu nhiều hơn những gì bé nói ra. Mặc dù khả năng diễn đạt ngôn từ của bé còn hạn chê, nhưng bé đã iểu nhiều từ mà bạn thường xuyên sử dụng hàng ngày.

Bé lắng nghe có chọn lọc

Khả năng lắng nghe của trẻ

Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đứa con 3 tuổi của mình không nghe bạn nói khi bạn bảo bé cất đồ chơi hay chuẩn bị đi ngủ, nhưng vấn đang chăm chú lắng nghe một bản nhạc ưa thích nào đó. Các nhà tâm lý học gọi đây là quá trình “lắng nghe có chọn lọc”, bởi vì trong nhiều trường hợp, bé đã biết lựa chọn thông tin bằng cách đáp ứng với một số điều bé nghe được và phớt lờ đi những điều khác.

Bạn sẽ thấy không dễ đoán biết được bé không nghe bạn nói là do quá trình quan tâm có chọn lọc một cách vô thức, hay do bé đang tập trung quá mức vào một điều gì đó đến nỗi bé không nghe thấy bất cứ âm thanh nào khác.

Cải thiện kỹ năng lắng nghe của trẻ

Có nhiều việc bạn có thể làm để cải thiện khả năng lắng nghe và tập trung của con bạn, đây là điều rất cần thiết để đem đến thành công trong việc học tập ở trường của bé sau này.

Môi trường xung quanh càng chi phối bé chừng nào, bé càng ít nghe theo lời khuyên của bạn chừng ấy.

Tiếng ồn thường xuyên có thể át giọng nói của bạn và lôi cuốn sự chú ý của bé theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Vì vậy, nếu bạn muốn bé tập trung khi nghe bạn nói thì bạn phải giảm những yếu tố khiến cho bé bị chi phối, chẳng hạn như vặn nhỏ âm lượng ti-vi hoặc máy nghe nhạc. Khích lệ bé quan sát bạn khi bạn nói chuyện với bé. Giao tiếp bằng mắt cũng là một cách làm giảm sự chi phối giúp bé tập trung hơn và làm cho bé hiểu những điều bạn nói tốt hơn.
Bé có phản ứng bản năng là quay đầu lại khi nghe gọi tên. Nếu bạn muốn bé lắng nghe gọi tên. Nếu bạn muốn bé lắng nghe bạn nói, bạn phải gọi tên bé thật rõ rang và to, sau đó nên ngừng một lát trước khi tiếp tục nói những điều điều mà bạn đnà muốn nói với bé. Bé cần một ít thời gian để tập trung vào những điều bạn nói.

Bạn sẽ nghe tốt hơn khi bạn ở gần bé. Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường la hét khi muốn thu hút sự chú ý của bé mà không chịu ngưng việc họ đang làm để đến gần bé. Con bạn có thể nghe hiểu và đáp ứng với bạn dễ dàng hơn khi bạn và bé ở đối diện nhau.

Theo “5 năm đầu đời của trẻ” 

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặmcháo ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay