Cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ

NGÀY ĐĂNG: 12/09/2017
Ở mỗi giai đoạn, ba mẹ nên cho trẻ ăn đúng cấu trúc thức ăn ở giai đoạn đó. Theo hướng dẫn của BYT Anh, cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ được phân bổ như sau: Từ bắt đầu ăn dặm – hết 6 tháng tuổi: – Cấu trúc thức ăn dặm […]

Ở mỗi giai đoạn, ba mẹ nên cho trẻ ăn đúng cấu trúc thức ăn ở giai đoạn đó. Theo hướng dẫn của BYT Anh, cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ được phân bổ như sau:

Từ bắt đầu ăn dặm – hết 6 tháng tuổi:

– Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước.

– Cháo thì tỷ lệ 1 muỗng gạo : 10 muỗng nước.

– Thịt cá rau củ cũng xay nhuyễn, rây mịn.

– Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Puréed.

Từ 7 – hết 9 tháng tuổi:

– Cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây).

– Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây).

– Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Lumpy.

Từ 10 – đến hết 12 tháng tuổi:

– Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo (không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay).

– Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay.

– Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng.

– Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Diced.

cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ

Hậu quả của việc ăn không đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ

Nếu ba mẹ kéo dài cấu trúc thức ăn không đúng, không phù hợp với độ tuổi của trẻ thì có thể dẫn đến biếng ăn ở trẻ với các biểu hiện như sau:

– Ngậm miệng không nuốt

– Nhè/phun thức ăn

– Từ chối cháo loãng, đòi ăn cháo đặc hoặc ăn cơm

– Hay chỉ ăn cháo loãng dù qua độ tuổi ăn cháo loãng

– Thậm chí, đã ăn cháo tốt, giờ bỏ, chỉ bú mẹ hoặc sữa công thức.

=> Trẻ sẽ tránh được biếng ăn dạng trên nếu như ba mẹ cho trẻ ăn chuẩn cấu trúc thức ăn theo độ tuổi ngay từ đầu.

Khắc phục biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ

Nếu trẻ đã có biểu hiện biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn thì để làm cho bé hứng thú với thức ăn lại, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

– Làm mới đồ ăn cho trẻ, chẳng hạn như thay đổi độ thô của thức ăn (thay thế cháo thành cơm, hoặc thay thế cơm/cháo thành nui, bún, mì…)

– Tạo độ giòn cho thức ăn của trẻ, để trẻ ăn và cảm nhận được độ giòn cùng âm thanh nghe vui tai, từ đó thêm hứng thú với việc ăn.

– Cho bé tập bốc bên cạnh việc đút thìa. Bên cạnh những bữa đút thìa, thì mẹ hãy cho con ăn những bữa phụ với rau củ quả thái miếng vừa tay cầm để bé gặm và tự xử lý thức ăn.

Nguồn tham khảo: BS dinh dưỡng Anh Nguyễn

 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay