Chuyện đi cầu của trẻ sơ sinh và những điều cần biết

NGÀY ĐĂNG: 30/06/2017
Chuyện đi cầu của trẻ sơ sinh là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm: màu sắc của phân như thế nào là tốt, bé đi cầu/đi ngoài mấy lần một ngày, mấy ngày trẻ không đi ngoài được coi là có vấn đề… Không ít ba mẹ vì chuyện đi cầu của […]

Chuyện đi cầu của trẻ sơ sinh là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm: màu sắc của phân như thế nào là tốt, bé đi cầu/đi ngoài mấy lần một ngày, mấy ngày trẻ không đi ngoài được coi là có vấn đề… Không ít ba mẹ vì chuyện đi cầu của trẻ mà lo lắng, stress.

Điều ba mẹ cần biết về chuyện đi cầu của trẻ sơ sinh

Mỗi trẻ sơ sinh có một đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời. Một số trẻ đi cầu thường xuyên, gần như mỗi lần cho bú là một lần đi cầy, có thể hơn 10 lần/ngày, một số trẻ chỉ đi một hoặc vài lần trong tuần.

Một hai ngày đầu, trẻ sẽ đi phân su – phân màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu đời, phân trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn thường đi cầu thường xuyên hơn, và lỏng nước hơn so với trẻ được bú sữa công thức.

Sau ba tuần tuổi, thói quen đường ruột của trẻ được điều chỉnh lại từ từ. Từ sáu tuần tuổi trở đi, đa số các trẻ sẽ đi 3 – 5 lần một ngày, trong khi một số trẻ lại giữ thói quen đường ruột ít hơn, chỉ 1 lần trong 7 – 10 ngày.

đi cầu của trẻ sơ sinh

Thỉnh thoảng, đường ruột của bé có thể “đình công” vài ngày, đến 1 -2 tuần. Điều này là bình thường. Nếu bé vẫn vui vẻ, chơi đùa, và bú tốt, không ói ọc nhiều hơn bình thường, ba mẹ không cần làm gì để can thiệp cả. Vì nếu có can thiệp lúc này, chỉ là “chữa tâm lý” cho ba mẹ ông bà, chứ chẳng có lợi gì cho bé.

Việc thụt tháo bằng bơm ống để bé đi cầu không những gây khó chịu cho con trẻ, mà còn có nguy cơ làm rách hậu môn, thủng trực tràng ở trẻ nếu không làm đúng cách, vì nhưng cơ quan này của các bé rất mỏng manh, dễ tổn thương. Bơm thụt hậu môn hoàn toàn là một việc chống chỉ định cho người nhà. Nếu thật sự cần làm, việc này phải được quyết định và thực hiện bởi nhân viên y tế.

Nếu bé thực sự bị bón, nguyên nhận thường gặp là do sữa công thức bé dùng, hoặc pha sữa không đúng cách. Bạn có thể xem xét lại cách sử dụng của mình và có thể đổi sang loại sữa công thức khác. Nếu sau đó vẫn còn bón, bạn nên tư vấn bác sĩ để có lời khuyên đúng về việc nên đổi sữa hay không, và nếu có đổi, thì nên dùng loại nào. Đừng nên tự ý chuyển hẳn qua sữa công thức “giàu chất xơ” ngay, vì có thể không cần thiết và hợp lý.

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Nếu trẻ không đi cầu phân su sau 48 giờ đầu đời.

Nếu trẻ sốt.

Nếu trẻ mệt mỏi, lừ đừ, lười bú, ói nhiều lần.

Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân lỏng, nhiều nước.

Nếu phân có máu, hoặc phân màu nhạt, xám, trắng phấn (biểu hiện bệnh đường mật).

Nếu trẻ đi 1 lần trong vài ngày, phải rặn nhiều, và phân to cứng, hoặc không có rãnh nứt, hoặc dính máu (bón).

Nếu sau vài ngày không đi cầu, bụng bé chướng to kèm ói ọc nhiều lần hơn bình thường.

Theo “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay