Đặt trẻ nằm võng, hiểm họa khôn lường

NGÀY ĐĂNG: 27/02/2017
Theo thói quen từ thời ông bà truyền lại, rất nhiều ba mẹ cho con nằm võng ngủ ngay từ khi lọt lòng. Nhưng các bác sĩ nhi khoa đưa ra khuyến cáo rằng, ba mẹ không nên đặt trẻ nằm võng nhiều, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do […]

Theo thói quen từ thời ông bà truyền lại, rất nhiều ba mẹ cho con nằm võng ngủ ngay từ khi lọt lòng. Nhưng các bác sĩ nhi khoa đưa ra khuyến cáo rằng, ba mẹ không nên đặt trẻ nằm võng nhiều, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do nằm võng như sau:

Đặt trẻ nằm võng dẫn tới hậu quả khôn lường

Ảnh hưởng không tốt đến cột sống và lồng ngực của trẻ

Bs CKI Nguyễn Thị Từ Anh (Phó Khoa Sơ Sinh – Bệnh viện Từ Dũ) khuyến cáo, ba mẹ nên cho trẻ nằm trên mặt phẳng thì tốt cho cột sống của trẻ hơn là đặt trẻ nằm võng. Nhất là với trẻ nhỏ, cột sống của trẻ còn mềm, nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ, sẽ dễ bị cong vẹo. Hệ lụy kéo theo là trẻ có thể bị biến dạng lồng ngực nếu trẻ bị còi xương.

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ

Do hệ thần kinh của trẻ còn khá non nớt, nhất là những bé dưới 1 tuổi, nên não bộ của trẻ dễ bị chấn động khi rung lắc quá mạnh. Theo kết quả của một số nghiên cứu khoa học thì chỉ cần 3-5 giây rung lắc là đã khiến não bộ của trẻ bị tổn thương. Nếu như tình trạng rung lắc kéo dài có thể dẫn đến Hội chứng rung lắc ở trẻ (lúc này não bộ của trẻ bị trấn thương nghiêm trọng). Với những trường hợp nặng, trẻ có thể bị giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức, năng lực trí tuệ phát triển chậm.

Ngoài ra, trẻ còn bị ức chế thần kinh khi luôn trong trạng thái rung lắc. Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy trẻ hay giật mình, khóc thét, tay bấu chặt lấy vật gì hoặc ai đó trong tầm với vì trẻ luôn thấy hoảng sợ, hãi hùng, hệ thần kinh mỏi mệt, căng thẳng khi bé ngủ trên võng trong trạng thái rung lắc.

Ảnh hưởng đến thần kinh vận động

Những trẻ được đặt nằm võng quá nhiều, thì sẽ khó có thể hình thành và rèn luyện được các động tác lẫy, trườn, bò, đứng chựng, đi chạy… Hệ thần kinh vận động của trẻ sẽ kém phát triển khiến trẻ kém linh hoạt, khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ cũng kém đi.

Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp của trẻ

Trẻ cần được vận động, co duỗi tay chân một cách thoải mái dù là trong lúc ngủ để cơ bắp có thể phát triển nở nang. Trong khi đó, nếu đặt trẻ nằm võng thường xuyên thì tay chân trẻ bị chèn ép, hay nằm với tư thế vẹo vọ khiến khí huyết không được điều hòa lưu thông. Hậu quả là cả cơ bắp và não bộ trẻ đều kém phát triển.

Khi trẻ biết lật người, thì khi ba mẹ đặt trẻ nằm võng một mình sẽ rất nguy hiểm, dễ bị ngã có thể gây chấn thương sọ não.

Nằm võng tạo cho trẻ thói quen không tốt

Khi được đặt nằm võng và đu đưa, bé sẽ ngày càng bị phụ thuộc vào chiếc võng, vì bé bắt đầu hình thành thói quen phải đu đưa mới ngủ được. Nên mẹ lúc nào cũng phải ở bên bé để đưa võng, hoặc nếu không có võng thì mẹ phải bế bé rung rung bé mới chịu ngủ yên.

Cách đặt trẻ nằm võng an toàn

Đặt bé nằm võng quá nhiều và đặt trẻ nằm võng quá sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trên. Vì vậy, nên tốt nhất là ba mẹ hãy đặt trẻ ngủ trên giường, hay trong nôi để trẻ có thể ngủ an toàn và không bị ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ba mẹ vẫn có thể đặt con nằm võng, nhưng cần chú ý những điều sau:

– Chỉ đặt trẻ nằm võng khi trẻ hơn 3 tháng tuổi.

– Không cho trẻ nằm trên võng ngủ quá lâu, chỉ đặt trẻ nằm võng vào ban ngày với những giấc ngủ ngắn.

– Để lưng trẻ được nâng đỡ một cách tốt nhất thì ba mẹ hãy lót một tấm chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng.

– Không đu võng cho bé quá lâu, quá mạnh vì ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh của trẻ.

– Nên chắn võng ngang sao cho trẻ không bị lật võng ngã trong lúc ngủ.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay