Giải mã tiếng khóc ở trẻ sơ sinh

NGÀY ĐĂNG: 27/07/2016
Một trong những khó khăn của mẹ, nhất là những bà mẹ mới sinh lần đầu là không hiểu con khóc là do đâu. Thực tế, khi bé khóc là bé đang muốn báo với mẹ là bé cần gì đó.  Theo thời gian chăm sóc bé, cha mẹ sẽ sớm có kinh nghiệm nhận biết […]

Một trong những khó khăn của mẹ, nhất là những bà mẹ mới sinh lần đầu là không hiểu con khóc là do đâu. Thực tế, khi bé khóc là bé đang muốn báo với mẹ là bé cần gì đó.  Theo thời gian chăm sóc bé, cha mẹ sẽ sớm có kinh nghiệm nhận biết nhu cầu của bé qua tiếng khóc: có thể là do bé đói, do tã bẩn, bé mệt mỏi hoặc một nhu cầu khác. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt được giữa việc bé khóc hờn với việc bé khóc do chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh (những cơn khóc kéo dài hàng giờ mỗi lần và có thể lập lại hàng ngày – và có thể mẹ cần đi đưa bé đi gặp bác sĩ).

Dưới đây là những gợi ý về ý nghĩa của tiếng khóc của trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thể cóHành động cần thực hiện
Con bạn khóc to, khỏe vào khoảng cùng thời gian trong ngày, nhưng bình tĩnh lại khi được chú ý.Làm nũngDuy trì việc quan tâm tới khi bé đòi hỏi. Bé thích có bạn ở bên cạnh, ngoài quấy khóc bé sẽ sớm tìm được cách khác để đòi hỏi điều đó
Con bạn dưới bốn tháng tuổi và bình thường vẫn ngoan. Bé khóc đều đặn cả ngày, đặc biệt là 1 đến 3 tiếng vào chiều muộn hoặc tối. Khi khóc, bé xì hơi, co chân và vặn vẹo như đang bị đau.Khóc do đau bụng. Thường xuất hiện trong khoảng giữa 2 tuần và 4 hay 5
tháng tuổi.
Đảm bảo bé được cho bú và ợ hơi đúng cách, được mặc đồ thoải mái và có tã sạch. Hãy ôm bé và tập kiên nhân với cơn khóc của bé, hiểu rằng hiện tượng đó sẽ tự động ngừng trong vòng một vài tuần.
Con bạn khóc nhiều vào cuối ngày, có liên quan đến một vài tình huống mới như gặp người lạ.Quá khíchDỗ dành bé và đảm bảo các yêu cầu của bé được đáp ứng. Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ
nhạy cảm với những trải nghiệm mới và cần có thời gian để quen với những trải nghiệm đó.
Trong gia đình có việc căng thẳng. Người chăm sóc chính đang phải chịu áp lực lớn bất thường.Căng thẳng cảm xúcNgay cả trẻ sơ sinh cũng cảm nhận được những thay đổi trong cảm xúc. Nếu đó là một thay đổi lớn đang diễn ra và nó tạo ra nhiều mâu thuẫn, bối rối, hay giận dữ, hãy cố gắng giữ cho sinh hoạt hàng ngày của bé càng gần với nếp bình thường càng tốt. Hãy đặc biệt chú ý tới bé, và cố gắng xoa dịu sự căng thằng của chính bạn.
Con bạn hiếm khi khóc. Bé không chịu ăn bữa cuối trong ngày. Bé bị chảy nước mũi hoặc sụt sịt.Nhiễm trùng taiQuan sát và lắng nghe bé thật chăm chủ trong 48 tới 72 giờ. Một trẻ bị nhiễm trùng tai có thể có vẻ bình thường cả ngày, nhưng lại rất đau đớn vào ban đêm hoặc khi bạn đặt bé xuống. Hãy gọi cho bác sĩ nhi nếu bé không khá hơn. Bác sĩ nhi có thể sẽ gợi ý dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn hoặc thuốc tê dạng nhỏ để làm dịu cơn đau cho bé. Hoặc bác sĩ nhi sẽ khám cho bé.
Con bạn bú sữa mẹ và khóc vài giờ sau khi mẹ ăn một sản phẩm từ sữa, và có vẻ như bạn không thể dỗ cho bé nín được.Con bạn bú sữa mẹ và khóc vài giờ sau khi mẹ ăn một sản phẩm từ sữa, và có vẻ như bạn không thể dỗ cho bé nín được.Nói chuyện với bác sĩ nhi, nếu họ đồng ý, hãy loại bỏ tất cả các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của bạn trong khoảng 2 tuần. Một số bé sẽ phản ứng, nhưng phần lớn thì không. Nếu các triệu chứng của con biến mất nhưng xuất hiện lại khi bạn bắt đầu ăn lại các sản phẩm từ sữa rất có thể bé bị nhạy cảm với sữa bò, nếu như vậy, hãy hỏi bác sĩ nhi về việc thay đổi một số phần trong khẩu phần ăn của mẹ.
Tiếng khóc của con bạn thảm thiết hơn thường lệ. Bụng bé căng và chướng (to hơn và tròn hơn do áp lực từ bên trong). Bé nôn ra các chất có màu xanh vàng nhạt hoặc đi tiêu phân có lẫn máu.Tắc ruột hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác về đường ruộtHãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. Hãy đi khám đừng cho bé ăn gì cho đến khi gặp bác sĩ. Bé có thể cần được điều trị khẩn cấp.

Theo “Bác sĩ của con”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay