Hành vi của bé trong giai đoạn “Hoàn thiện kỹ năng” – Ăn dặm bé chỉ huy

NGÀY ĐĂNG: 09/10/2017
Đến giai đoạn “Hoàn thiện kỹ năng” của Ăn dặm bé chỉ huy, bé có những hành vi mới như thích dùng đũa, hay nũng nịu đòi mẹ đút, đổ ụp thức ăn từ bát này sang bát kia… Tuy đó có thể là những hành vi “dở chứng”, nhưng ba mẹ hãy bình tĩnh, […]

Đến giai đoạn “Hoàn thiện kỹ năng” của Ăn dặm bé chỉ huy, bé có những hành vi mới như thích dùng đũa, hay nũng nịu đòi mẹ đút, đổ ụp thức ăn từ bát này sang bát kia… Tuy đó có thể là những hành vi “dở chứng”, nhưng ba mẹ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn với trẻ để cùng trẻ “về đích” trên hành trình ăn dặm với phương pháp Ăn dặm bé chỉ huy này.

1. Thích dùng đũa

Sau khi bé dùng thành thạo, thì đến giai đoạn này bé cũng muốn được tập dùng đũa giống như bố mẹ, và cũng muốn dùng đôi đũa giống hệt bố mẹ. Đôi đũa phù hợp với bé thời kỳ này đó là đũa gỗ với đẩu tròn, dài, hơi to một chút và có đầu gắp và đầu cầm đũa giống hệt nhau.

Ban đầu, ba mẹ có thể cho bé tập gắp những món dài dài dễ gắp như mỳ, bún, phở, rau lá, sau đó thì có thể cho bé gắp thì các món có hình dạng khác khó hơn chút như gắp các loại củ hay viên cơm… Lưu ý, ban đầu hãy cho bé gắp các món có độ khô nhất định, các món trơn rất khó gắp và có thể khiến bé bực bội.

Cũng giống như tập xúc thìa, bạn không cẩn can thiệp quá nhiều vào việc luyện tập của bé, hãy kiên nhẫn và chấp nhận thời gian đẩu bé ăn khá bẩn và vương vãi.

hành vi của bé ăn dặm chỉ huy giai đoạn 3

2. Bắt mẹ đút

Vào khoảng 18 tháng trở đi, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 hoặc 2.5 hoặc 3 tuổi, sẽ có thời điểm bé không chịu dùng thìa mà đòi người lớn phải đút cho ăn. Hành vi này không phải là vì kĩ năng của bé thụt lùi hay bé tự nhiên hư, đơn giản nó là một giai đoạn phát triển về nhận thức của bé. Bé có thể bắt mẹ đút vì muốn được yêu chiều, nhu cầu ăn ít đi, hay mải chơi muốn mẹ xúc cho nhanh. Lúc này, mẹ cứ bình tĩnh, nhẫn nại với bé, cổ vũ, khen ngợi, động viên bé tự xúc thìa.

3. Đổ ụp thức ăn hoặc đổ từ bát nọ sang bát kia

Giai đoạn này thường xuất hiện khi bé học kĩ năng vận động tinh là “Rót”, bé thích rót nước, thích đổ canh và đổ thức ăn từ bát nọ sang bát kia hay từ bát ra một vật chứa to hơn hoặc nhỏ hơn. Mẹ hãy cho bé hiểu giờ ăn không phải giờ nghịch thức ăn, nhưng ngoài giờ ăn ra, mẹ có thể cho bé chơi các trò như rót nước, đổ gạo, hạt ngũ cốc…

4. Ăn không tập trung

Kể từ sau 15 tháng trở đi bé sẽ rơi vào rất nhiều giai đoạn ăn không tập trung: bé cứ ngồi ăn một lúc thì đòi ra, ăn một ít rồi nghịc ngợm, vừa ăn vừa ngó nghiêng nói chuyện…

Thường thì giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng vài ngày nếu mẹ luôn kiên định duy trì kỉ luật bàn ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không nhất quán, thì nó có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí sẽ làm hỏng luôn nếp ngồi ăn nghiêm chỉnh của bé.

5. Con không chịu ngồi ghế ăn nữa

Hành vi này thường xuất hiện ở những bé trên 2 tuổi, lứa tuổi luôn thích “cái gì cũng ‘phải giống y hệt bố mẹ” và đã đi học mẫu giáo, ở lớp mẫu giáo, các bé được ngồi ghế và bàn dành cho trẻ mẫu giáo để ăn, và bé cũng thấy bố mẹ ngồi ghế ăn khác kiểu với mình, từ đó bé có nhu cẩu muốn được ngồi ghế ăn giống bố mẹ hoặc giống ở trường thay vì chiếc ghế quen thuộc từ bé.

6. Ném những món bé không thích ăn

Có một số bé phản ứng khá mạnh với các món bé không thích ăn, và phản ứng phổ biến nhất là bé sẽ ném những món đó đi. Bé có thể không thích ăn cả một món, hoặc có thể chỉ là một thực phẩm nào trong món đó thôi. Lúc đó, bạn không cổ vũ bé, cũng không la mắng bé. Hãy đặt một chiếc bát hay đĩa nhỏ trên bàn ăn của bé, nói bé không thích ăn gì thì hãy để vào đó.

7. Bé không nhai, chỉ nuốt chửng hoặc chỉ nhai những món mình thích

Nếu bạn có lo ngại bé không nhai thức ăn mà chỉ nuốt chửng, hãy chú ý đến phân của bé, nếu bé có biểu hiện táo bón hoặc phân lợn cợn thì đúng là bé không chịu nhai. Hãy luôn nhắc nhở bé nhai thức ăn kỹ và có thể kể cho bé tác hại của việc nhai thức ăn không kỹ trước khi bé đi ngủ. Hãy chú ý xem có phải vì chán thức ăn nên không nhai không, từ đó tìm cách chế biến phong phú, đổi món cho bé.

Nếu bé chỉ nhai những món bé thích, hãy thử tìm cách chế biến mới lạ cho những món bé không thích. Kiên trì đề nghị bé nhai một lượng rất nhỏ thức ăn bé không thích trong mỗi bữa ăn, nếu bé không có dấu hiệu nhai thì ngừng cho bé ăn các thực phẩm hoặc món ăn đó và thử lại vào các lần sau.

 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay