Mẹ cần biết: ho và sổ mũi là hiện tượng tốt cho cơ thể trẻ

NGÀY ĐĂNG: 30/07/2016
Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị cảm là ho. Ho là cách cơ thể đang chiến đấu với mầm bệnh, là cách cơ thể tống xuất đờm hay siêu vi ra khỏi đường thở (phế quản). Bằng cách đó ngăn ngừa mầm bệnh (siêu vi, vi khuẩn) xâm nhập sâu hơn […]

Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị cảm là ho. Ho là cách cơ thể đang chiến đấu với mầm bệnh, là cách cơ thể tống xuất đờm hay siêu vi ra khỏi đường thở (phế quản). Bằng cách đó ngăn ngừa mầm bệnh (siêu vi, vi khuẩn) xâm nhập sâu hơn vào đường thở (đặc biệt là xuống phổi) chứ không phải ho nhiều làm cho trẻ bị viêm phổi như một số lầm tưởng của các mẹ hiện nay. Do đó, ho là một triệu chứng tốt cho cơ thể. Nếu phản xạ này bị cắt đi, trẻ sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp và viêm phổi. Tương tự vậy, triệu chứng sổ mũi hay hắt hơi (và có thể đỏ mắt hay ghèn mắt) là những phản ứng giúp cơ thể loại bỏ siêu vi xâm nhập vào đường hô hấp và giúp mau lành bệnh.

 

Bé ho và sổ mũi

Tiến trình diễn biến của đợt cảm siêu vi với triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi hay chảy nước mắt (đỏ mắt):

Thông  thường khi trẻ ho đến ngày thứ 5-6 là cha mẹ rất lo lắng và sốt ruột và sẽ tìm cách để cắt cơn ho của trẻ bằng cách sử dụng các bài thuốc trị ho dân gian hay siro trị ho. Như vậy vô tình hoạt động tự bảo vệ “ho” để ngăn ngừa siêu vi xâm nhập sâu vào phổi bị cắt (nếu các biện pháp giảm ho có tác dụng), và khiến là trẻ dễ có nguy cơ viêm phổi cao hơn. Do vậy, cha mẹ không nên dùng thuốc trị ho cho trẻ vì những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe trẻ.

Cách thức để làm giảm cơn ho

Tuy nhiên, việc thấy con ho liên tục thường khiến cha mẹ bứt rứt và sốt ruột. Vì thế, cha mẹ có thể áp dụng những cách thức sau đây để giúp giảm cơn ho (tạm thời) cho trẻ mà không cần dùng thuốc:

Cách thức để giảm nghẹt mũi

Đối với trẻ bị sổ mũi thì cha mẹ không cần phải cho trẻ uống thuốc hay siro trị ngạt mũi bởi vì thuốc này sẽ làm cho nước mũi của trẻ bị khô đặc lại và gây nghẹt mũi thêm, đồng thời nó cũng làm đặc chất nhầy trong phổi khiến trẻ có nguy cơ khó thở khò khè. Thay vào đó, cha mẹ có thể áp dụng những cách thức sau:

Cha mẹ cũng lưu ý không nên dùng nước ấm nhỏ thêm tinh dầu để xông mũi cho trẻ vì có thể gây sưng niêm mạc mũi, khiến cho việc thở của trẻ khó khăn hơn.

Tổng hợp từ “Bác sĩ của con” và các nguồn trên internet.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay