Có nhiều người nghĩ rằng, các bệnh cảm-ho-sổ mũi là do bị lạnh. Nhưng đó là hồi xưa, chưa có khoa học hiện đại người ta nghĩ vậy. Còn hiện nay, khoa học đã chứng minh được, cảm không phải là do không khí lạnh, gió lạnh hay ngấm mưa, ngấm nước lạnh. Thực chất […]
Có nhiều người nghĩ rằng, các bệnh cảm-ho-sổ mũi là do bị lạnh. Nhưng đó là hồi xưa, chưa có khoa học hiện đại người ta nghĩ vậy. Còn hiện nay, khoa học đã chứng minh được, cảm không phải là do không khí lạnh, gió lạnh hay ngấm mưa, ngấm nước lạnh. Thực chất nguyên nhân là do trẻ nhiễm bệnh do siêu vi và vi khuẩn lây vào đường hô hấp qua (cửa ngõ) mắt, mũi, miệng:
- 99% nguyên nhân gây “cảm” do siêu vi. Đối với cảm do siêu vi thì không thể điều trị bằng kháng sinh mà phải chờ cơ thể tự chiến đấu và tự khỏi.
- 1% nguyên nhân là do vi khuẩn. Đối với bệnh do vi khuẩn thì phải điều trị bằng kháng sinh cho trẻ và không tự khỏi được.

Vì vậy, ngày nay “cảm” vẫn được dùng để mọi người dễ hiểu. Còn về mặt chuyên môn, bác sĩ phải sử dụng khái niệm “viêm” để xác định triệu chứng bệnh của trẻ như:
“Bị cảm gây ra sổ mũi thì gọi là viêm mũi, gây đau họng thì gọi là viêm họng, vừa sổ mũi vừa đau họng thì gọi là viêm hô hấp trên, ảnh hưởng đến thanh quản thì gọi là viêm thanh quản, ảnh hưởng đến khí quản thì gọi là viêm khí quản,… và nguyên nhân đa số là do siêu vi”.
Có phải vì sức đề kháng kém khiến con bạn cảm, ho, sổ mũi liên tục?
Thực tế, cảm-ho-sổ mũi là bệnh rất phổ biến ở trẻ, nhất là ở trẻ độ tuổi đi học mầm non:
- Thống kê cho thấy, mỗi năm trẻ sẽ bị cảm từ 10-12 lần, nghĩa là trung bình mỗi tháng một lần. Nhưng tùy theo từng trẻ mà tỷ lệ mắc bệnh trung bình từ 2 tháng/lần đến 2 lần/tháng.
- Nguyên nhân: trẻ mắc bệnh nhiều lần vì có đến gần 200 loại siêu vi gây ra bệnh cảm, trẻ bị lây hết loại siêu vi này đến loại siêu vi khác nên bị cảm hoài. Đặc biệt, nguyên nhân lây bệnh nhiều nhất là do trẻ bị bệnh và hắt hơi, ho mà không biết che miệng, nên siêu vi có cơ hội “phát tán khắp nơi”, nên những trẻ khác tiếp xúc với “siêu vi” đó sẽ bị “lây bệnh”. Vì vậy, lứa tuổi trẻ đi học mẫu giáo cũng dễ “cảm” vì lây bệnh từ các bạn.
- Triệu chứng khi trẻ bị cảm: thể có rất nhiều triệu chứng và biểu hiện bệnh khác nhau, nhưng hầu như trẻ đều bị sổ mũi, ho khan hoặc họ có đờm, khản tiếng, đỏ mắt và có thể sốt.
Mẹ phải làm gì?
- Theo dõi các triệu chứng và biểu hiện của con và phối hợp với bác sĩ để xác định xem bé có đang bị bệnh nặng không. Mục đích chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, vì như trên thì 99% trẻ bị “cảm” là do siêu vi và chỉ có thể chờ cơ thể tự khỏi, còn 1% là do vi khuẩn và chỉ khỏi khi dùng kháng sinh.
- Hãy giữ vệ sinh cho bé và hướng dẫn bé cách giữ vệ sinh. Rửa tay mỗi khi tiếp xúc với đồ chơi, ra ngoài về, đi học về, trước khi ăn. Không dụi mắt, dụi mũi…
- Nếu trong nhà có người bị cảm, thì phải tránh cho trẻ bị lây nhiễm.
Mabu dinh dưỡng tổng hợp từ “Để con được ốm” và các nguồn trên mạng