Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đúng cách

NGÀY ĐĂNG: 18/11/2017
Những mẹ bò tích sữa để cho con có sữa mẹ ti ngay cả khi mẹ đã đi làm nên biết những điều sau đây để dù là con không bú mẹ trực tiếp mà uống sữa trữ đông thì sữa vẫn đảm bảo được hầu hết các dinh dưỡng trong đó. Thời gian bảo […]

Những mẹ bò tích sữa để cho con có sữa mẹ ti ngay cả khi mẹ đã đi làm nên biết những điều sau đây để dù là con không bú mẹ trực tiếp mà uống sữa trữ đông thì sữa vẫn đảm bảo được hầu hết các dinh dưỡng trong đó.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Theo Bộ Y Tế Anh và Hướng dẫn NICE (2008) ghi rõ về cách bảo quản sữa mẹ:

– Bảo quản nhiệt độ 0 – 4 độ C: không quá 5 ngày

– Bảo quản trong buồng lạnh đặc biệt của tủ lạnh: không quá 2 tuần

– Bảo quản trong tủ đông nhiệt độ dưới -18 độ C: không quá 6 tháng

Trong hội Betibuti cũng đã chia sẻ kinh nghiệm bảo quản sữa mẹ đúng cách dựa vào nhiệt độ, điều kiện vệ sinh, thời tiết của Việt Nam:

– Nhiệt độ phòng >29oC: tối đa 1giờ

– Nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ C: tối đa 6 giờ

– Túi đá khô để vận chuyển: tối đa 24 giờ

– Ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 giờ

– Ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa: tối đa 2 tuần

– Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 3 tháng

– Tủ đông chuyên dụng: tối đa 6 tháng

bảo quản sữa mẹ

Dụng cụ bảo quản sữa mẹ

Mẹ có thể dùng bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa để trữ sữa. Rồi dùng băng dính giấy, hoặc bút không lem để ghi ngày tháng hút/vắt trên bình/túi trữ sữa, để mẹ có thể quản lý được thời gian trữ sữa và cho con sử dụng đúng thời gian, khoa học…

Nếu trong ngày mẹ nhiều lần vắt sữa thì mẹ có thể góp sữa vắt nhiều lần trong ngày vào cùng một bình/túi trữ sữa lạnh và ghi thời gian theo giờ giấc của lần hút/vắt sữa đầu tiên.

Bình/túi sữa mẹ cần đóng kín, tốt nhất là không có không khí trong đó, để bảo quản tốt hơn và không bị tốn diện tích khi để vào tủ. Để tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, song song với việc ép hết không khí và hàn kín miệng túi sữa, mẹ còn có thể xếp túi sữa chồng lên nhau trong một hộp nhựa đậy kín.

Các mẹ sữa nên mua sẵn thùng giữ lạnh trong nhà để phòng trường hợp bị mất điện thì có thể chuyển sữa đông đá vào trong trùng giữ lạnh đó và mua thêm đá cây cho vào thùng để giữ cho sữa không bị tan chảy, chờ đến khi có điện lại cho sữa vào ngăn đá bảo quản tiếp. Nếu mẹ xếp túi sữa trong hộp thì mẹ nên để cả hộp đó vào thùng đá nhé!

Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Mẹ chuyển bình/túi trữ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh để tan dần. Rồi ngâm bình, túi sữa vào tô nước ấm (<40oC), để sữa ấm lên dần dần, tránh rã đông nhanh trong nước sôi, hay lò vi sóng…

Sữa đã rã đông dù bé bú không hết cũng phải bỏ đi, không được đem trữ đông và cho bé dùng tiếp. Không lắc bình sữa rã đông, hay thay đổ nhiêu độ đột ngột sẽ khiến sữa mẹ mất đi tính năng tự nhiên của một số phân tử có lợi.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay