Khi nào thì mẹ phải đưa trẻ đi khám khi bị sốt

NGÀY ĐĂNG: 30/07/2016
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, đó là cách cơ thể phản ứng khi bị bất kỳ nhiễm trùng nào. Ở trẻ em thường hay bị bệnh nhiễm khuẩn do siêu vi hay vi khuẩn nên trẻ vì vậy mà hay sốt. Sốt không phải là trường hợp đe dọa […]

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, đó là cách cơ thể phản ứng khi bị bất kỳ nhiễm trùng nào. Ở trẻ em thường hay bị bệnh nhiễm khuẩn do siêu vi hay vi khuẩn nên trẻ vì vậy mà hay sốt. Sốt không phải là trường hợp đe dọa tính mạng trừ trường hợp sốt cực kỳ cao và kéo dài 41,6°C. Vì vậy mẹ cần được trang bị những kiến thức để có thể theo dõi, và biết lúc nào cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Sốt là gì?

“Theo định nghĩa, sốt là tăng thân nhiệt lên trên nhiệt độ bình thường của cơ thể do bộ phận điều nhiệt trong cơ thể bé thay đổi. Thực ra, vì thân nhiệt mỗi người mỗi khác nhau, nên không có trị số thân nhiệt nào đáng tin cậy để xác định đó là sốt. Tuy nhiên, theo thống nhất chung, nếu đo nhiệt độ ở hậu môn mà ở 38°C độ trở lên, nhiệt độ miệng là 37,8°C trở lên, ở nách là 37,2°C trở lên, hoặc nhiệt độ màng nhĩ 38°C thì được xem là nhiệt độ sốt”.

Trẻ bị sốt

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ?

Sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi trùng hay ký sinh trùng).

Khi nào đưa trẻ đi khám

Mẹ nên nhớ rằng, sốt cao không có nghĩa là bệnh nặng, có khi trẻ không sốt thậm chí hạ thân nhiệt lại là biểu hiện của bệnh nặng.

Nếu trẻ sốt cao nhưng vẫn có biểu hiện sau thì không bị coi là bệnh nặng, có thể theo dõi tại nhà:

Khi nào nên đưa trẻ đi khám ngay:

Vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác

Những vị trí có thể đo nhiệt độ cho trẻ:

vị trí đo nhiệt độ cho trẻ

 

 

 

 

 

 

Cách tính nhiệt độ theo từng vị trí: nhiệt độ đo ở tai (màng nhĩ) và nhiệt độ trực tràng (nhiệt độ cận mạch máu nhất) phản ánh nhiệt độ trung tâm cơ thể đáng tin cậy nhất. Nhiệt độ đo ở nách được coi là nhiệt độ đo gián tiếp nên phải cộng thêm khoảng 0,4-0,5°C để dự đoán nhiệt độ trung tâm cơ thể (tuy nhiên cách đo nhiệt độ ở nách không hẳn đáng tin cậy trong mọi trường hợp. Ví dụ trẻ béo thì lớp mỡ dưới da sẽ khiến nhiệt độ ngoại biên xa hơn so với nhiệt độ trung tâm cơ thể). Đo nhiệt độ lưỡi không được khuyến cáo bởi nó bị tác động bởi nhiều yếu tố: trước đó trẻ có ăn hay uống đồ nóng/ lạnh hay không, nước bọt cũng có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác…

Mabu tổng hợp từ “Để con được ốm” và nhiều nguồn.

 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay