Kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 0 – 24 tháng

NGÀY ĐĂNG: 23/08/2017
Ngay từ lúc mới sinh những kỹ năng giao tiếp của trẻ đã được biểu lộ. Bé có thể giao tiếp với bạn bằng lời nói (khóc, những âm thanh phát ra, hay từ ngữ) hoặc không lời (nét mặt, cử động cơ thể, tay chân, hay ánh mắt). Lúc mới sinh: Dạng giao tiếp […]

Ngay từ lúc mới sinh những kỹ năng giao tiếp của trẻ đã được biểu lộ. Bé có thể giao tiếp với bạn bằng lời nói (khóc, những âm thanh phát ra, hay từ ngữ) hoặc không lời (nét mặt, cử động cơ thể, tay chân, hay ánh mắt).

Lúc mới sinh: Dạng giao tiếp chủ yếu của bé là khóc. Đó là cách bé cho bạn biết bé buồn, đói hoặc bị đau. Bé cũng dùng nét mặt và cử động cơ thẻ để biểu lộ cảm xúc.

Đến 3 tháng: Bé có thể đã biết rằng khóc là một cách tốt để thu hút sự chú ý của bạn và bé bắt đầu hiểu rằng hành vi của bé sẽ tạo ra phản ứng của bạn (chẳng hạn, khi bé cười thì bạn sẽ cười lại).

Giữa 4 đến 6 tháng: Bé có thể bắt đầu dùng những âm có thể nhân ra được, chẳng hạn “m”, “b” và bé có khuynh hướng lặp lại một tràng các âm giống nhau. Dường như là bé đang cố nói chuyện với bạn bằng tiếng bập bẹ đó.

kỹ năng giao tiếp của trẻ

Lúc 6 tháng tuổi: Mặc dù ngôn ngữ nói chưa xuất hiện, bé có thể bắt đầu kiểu ứng xử như thế bé đã hiểu được các nguyên tắc giao tiếp xã hội. Nếu để ý bạn sẽ thấy rằng khi bạn nói, bé sẽ ngưng bập bẹ và sau đó bắt đầu “nói” lại khi bạn ngừng lời.

Lúc 12 tháng tuổi: Kỹ năng giao tiếp của trẻ có những bước tiến mới vượt trội. Bé bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên trong đời của bé, như “mẹ” hoặc “ba”, mở ra một khả năng giao tiếp mới cho bé. Lần đầu tiên, bé dùng cách phối hợp âm thanh (một từ hoàn chỉnh) để chỉ một vật.

Khoảng 18 tháng: Lúc này, bé tập đi bắt đầu ghép hai hoặc nhiều từ lại với nhau để hình thành những cụm từ có nghĩa (chẳng hạn, “con… sữa” với ý nói cho bạn biết tằng bé muốn uống sữa).

Lúc 24 tháng tuổi: Với khả năng nói theo cụm từ hoặc câu ngắn ngày càng cao, bé biết sức mạnh của từ “không” và dùng nó một cách dứt khoát khi bé muốn bạn ngưng một việc mà bé không thích. Mặc dù có thể nói được, bé vẫn bắt đầu chuyển tải cảm xúc theo kiểu không lời. Bằng cách dùng nhiều điệu bộ khác nhau, chẳng hạn đi ra ngoài, năm bàn tay lại, nhìn chằm chằm vào một người nào đó, âu yếm, bạn có thể hiểu là bé muốn gì, mặc dù bé không nói từ nào cả.

Ngoài ra, trong những giai đoạn sau, kỹ năng giao tiếp của trẻ mở rộng rất nhanh, nhất là khoảng 3-5 tuổi. Bé thích nói chuyện với những đứa trẻ khác khi chúng chơi đùa với nhau, đồng thời thích trao đổi ý tưởng và bình luận. Ngôn ngữ cơ thể của bé ngày càng phức tạp hơn khi bé kết hợp các cử chỉ lại với nhau để tạo ra một ý nghĩa mới. Chẳng hạn, nếu bé kéo tai, má cho đỏ ửng và mắt cứ nhìn vào bàn chân thì bạn có thể ngờ rằng bé đang giấu một vật gì đó của bạn. Khi bé 6 tuổi, với kỹ năng nói tốt hơn nhiều, và bé sẽ kể cho bạn nghe tất cả những chuyện làm bé vui hoặc bé buồn. Bé bắt đầu nhận biết những lợi ích tình cảm vừa việc nói chuyện với người khác. Ở giai đoạn phát triển này, bé có thể dùng ngôn ngữ cơ thể một cách có ý thức để diễn tả ý định của mình. Chẳng hạn như, bé sẽ cười với người mà bé muốn chơi cùng hoặc dậm chân giận dữ khi bé muốn cho bẹn biết bé đang tức tối.

Theo “5 năm đầu đời của bé”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay