Bạn có thể bắt đầu nghe tiếng thủ thỉ và ríu rít lúc bé được khoảng 2 tháng tuổi. Tiếng thủ thỉ là kết hợp giữa tiếng cười và nguyên âm, và điều đó cho bạn biết rằng bé đang cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Tiếng thủ thỉ là một chuỗi dài những nguyên âm giống nhau, nhưng khác với tiếng khóc vì nó bao gồm các cơ vùng miệng khác nhau. Đa số cha mẹ cảm thấy âm thanh này rất quyến rũ và thích dành thời gian nhiều hơn cho bé khi bé phát âm theo kiểu này. Không giống như tiếng khóc, tiếng thử thỉ chuyển tải những cảm xúc tích cực của bé. Mặc dù đôi khi tiếng thủ thỉ nghe giống như những từ ngữ có ý nghĩa cụ thể, những đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì thực chất nó không mang ý nghĩa nào cả.
Từ 3 tháng tuổi trở đi, bé mở rộng kiểu âm thanh, gồm la hét, lẩm bẩm và bĩu môi. Cũng vào thời gian này, bé bắt đầu tập phát âm các phụ âm. Các âm này rõ rang có liên quan với sự thoải mái hoặc khó chịu của bé, nhưng không phải là tiếng khóc, vì vậy nó không mang tính cấp bách.
Cười là cử chỉ thường xuất hiện khoảng một tháng sau khi bé mỉm cười xã giao và bắt ngồn từ tiếng thủ thỉ và ríu rít trước đó. Lúc đầu, nếu muốn bé cười, bạn cần kích thích bằng nét mặt, lời nói và phải có sự đụng chạm vào những nơi nhạy cảm, nhưng đến khi được 5 hoặc 6 tháng tuổi, những tình huống hoặc kích thích lạ thường làm cho trẻ nhỏ khóc cũng có thể gây cười đối với bé. Anh chị bé có thể làm cho bé cười dễ dàng hơn so với người lớn. Đến khi bé được 1 tuổi, cười đã trở thành một đáp ứng đối với nhiều tình huống, chẳng hạn các trò đùa hoặc lừa phỉnh đơn giản.
Từ 7 đến 10 tháng, bé có khả năng tạo ra nhiều kiểu phụ âm và nguyên âm hơn (chẳng hạn như bababa…, đađađa…), dần dần mở rộng thành các nguyên âm và phụ âm khác nhau (ví dụ bađa, babi…).
Khi bé gần 1 tuổi, tiếng bập bẹ của bé không lặp lại nữa mà bé sẽ nối các đơn vị âm khác nhau lại, chẳng hạn “ba-le”. Dạng bập bẹ nâng cao này có thể nhắc bạn nhớ lại một số cách nói và bạn có thể nghĩ rằng bé đang thật sự nói chuyện với bạn, bởi vì bé cũng đã biết lên xuống giọng trầm bổng giống như người lớn. Bạn cũng có thể cảm thấy rằng thỉnh thoảng bé dùng những chuỗi âm thanh bập bẹ giống nhau trong ngữ cảnh giống nhau, điều này chứng tỏ bé hiểu mối liên hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của âm thanh đó. Nhiều âm thanh bập bẹ bé dùng lúc này sẽ tạo nên những từ đầu tiên sau này.
Sau khi phát âm các từ đầu tiên, bé tiếp tục thử những âm thanh khác, chẳng hạn tiếng huýt sáo hay tiếng hát. Phản ứng thông thường của người lớn đối với những âm thanh của người lớn đối với những âm thanh không chủ ý như ợ hoặc đánh rắm là khuyến khích bé bắt chước những âm thành này cho vui.
Theo “5 năm đầu đời của bé”