Làm sao để dạy cho bé tập xúc thìa?

NGÀY ĐĂNG: 23/10/2017
Trong khi rất nhiều bé đến 3 tuổi vẫn chưa biết xúc thìa thì có những bé ngay từ 18 tháng đã xúc thìa thành thạo. Điều gì dẫn đến sự khác biệt khá lớn này? Hãy cùng Mabu khám phá bí quyết dạy cho bé tập xúc thìa của nhiều bà mẹ thông thái: […]

Trong khi rất nhiều bé đến 3 tuổi vẫn chưa biết xúc thìa thì có những bé ngay từ 18 tháng đã xúc thìa thành thạo. Điều gì dẫn đến sự khác biệt khá lớn này? Hãy cùng Mabu khám phá bí quyết dạy cho bé tập xúc thìa của nhiều bà mẹ thông thái:

1. Thời điểm nên cho bé tập xúc thìa

Khi trẻ được khoảng 10 – 12 tháng là mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với thìa để dần tiến đến rèn kỹ năng xúc thìa thành thạo. Lúc này trẻ chỉ quan sát, gặm, xoay vần, hay thậm chi là ném vứt thìa xuống đất…

2. Những thứ mẹ cần chuẩn bị

Bước vào giai đoạn để bé tập xúc thìa, ba mẹ cần chuẩn bị sẵn nĩa, thìa – có thể một vài kích cỡ, bát, đĩa nhựa cho đỡ bị rơi vỡ. Nhưng ba mẹ chú ý chọn loại nhựa an toàn với trẻ em.

Bên cạnh những dụng cụ cần thiết, ba mẹ còn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng dọn dẹp “chiến trường” của bé, kiên nhẫn chờ đợi những tiến bộ của trẻ từng chút một. Hãy để mọi điều diễn ra tự nhiên, ba mẹ chỉ nên là người hỗ trợ đôi chút thay vì thiếu kiên nhẫn liền làm luôn hộ bé.

bé tập xúc thìa

3. Ba mẹ hỗ trợ cho bé tập xúc thìa

Việc dùng thìa của bé có thể chia làm hai kỹ năng cơ bản:

Kỹ năng múc: Múc thữ ăn lên từ bát.

Kỹ năng gập cổ tay: Gập cổ tay để đưa thìa có thức ăn từ bát lên miệng chính xác.

Một số bé sẽ thích học kỹ năng múc trước khi học kỹ năng gập cổ tay. Trong khi các bé này xúc thức ăn rất gọn, rất khéo léo thì quá bé đưa đồ ăn vào miệng lại khá “hậu đậu”, bé thường làm rơi vãi gần hết trên quãng đường di chuyển để đưa được thìa vào miệng.

Ngược lại, một số bé thích kỹ năng gập cổ tay, các bé này điều khiển thìa đưa vào miệng lại rất gọn và thuần thục nhanh, nhưng lại gặp khó khăn trong việc múc thức ăn từ trong bát ra.

Tùy vào kỹ năng nào của trẻ đến trước mà ba mẹ phối hợp hỗ trợ một cách thích hợp để bé có thể nhanh chóng sử dụng thìa thành thạo.

Trường hợp 1: Bé thiên về kỹ năng múc

Với những bé này, mẹ có thể làm cho bé các món có độ dính nhất định, chẳng hạn như cháo đặc, cơm dẻo, cơm nếp, xôi… Đây là những món ăn dễ dính vào thìa khi bé xúc và khó rơi hơn trong quá trình bé di chuyển đưa thìa vào miệng, như vậy trẻ sẽ yên tâm mà học cách điều chỉnh tay cho phù hợp mà không lo thức ăn bị rơi. Sau khi bé học được cách điều chỉnh tay chính xác rồi, thì mẹ có thể cho bé thử sức với những món dạng lỏng như súp, canh… để bé nâng dần “tay nghề” thêm khéo léo.

Trường hợp 2: Bé thiên về kỹ năng điều khiển tay

Với những bé nhóm này, mẹ nên cho bé làm quen với nĩa trước khi cho bé làm quen với thìa. Ban đầu, mẹ nên cho bé thử trò dùng nĩa xiên những viên, miếng nho nhỏ… các bé sẽ khá hào hứng với trò vui này, đồng thời các bé này đưa đồ ăn lên miệng khá là nhanh gọn. Dần dần khi bé đã khéo léo hơn trong việc xiên món ăn và đưa lên miệng thì mẹ chuyển từ nĩa sang thìa cho bé tập xúc. Hãy làm cho bé những món dạng sệt, dễ dính vào thìa để bé tập xúc. Rồi khi bé xúc khá tốt thì tiếp tục cho bé thử sức với các món dạng lỏng như súp, canh… như trên.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay