Làm sao để ngừa dẹt đầu ở trẻ nhỏ?

NGÀY ĐĂNG: 09/02/2018
Các chuyên gia khẳng định tình trạng dẹt đầu ở trẻ nhỏ ít hay nhiều cũng không ảnh hưởng gì đến não bộ hoặc phát triển của trẻ, mà dẹt đầu chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ. Tình trạng dẹt đầu ở trẻ Gần như trong 6 tháng đầu sau sinh trẻ bị rơi […]

Các chuyên gia khẳng định tình trạng dẹt đầu ở trẻ nhỏ ít hay nhiều cũng không ảnh hưởng gì đến não bộ hoặc phát triển của trẻ, mà dẹt đầu chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ.

Tình trạng dẹt đầu ở trẻ

Gần như trong 6 tháng đầu sau sinh trẻ bị rơi vào tình trạng khá bị động “đặt đâu nằm đó”, nhất là đối với cái đầu, vì cổ bé lúc này vẫn còn yếu. Nên khi ba mẹ đặt trẻ nằm ngửa nhiều, khung xương đầu của trẻ còn rất mềm và linh động, lại bị ảnh hưởng bởi trọng lực khi nằm, cho nên có thể biến dạng và dẹt đi khiến trẻ bị dẹt đầu. Đã vậy, khi dẹt một bên đầu rồi, theo xu hướng của trọng lực, trẻ ại càng nằm nghiêng về phía đầu dẹt, làm cho phía đầu dẹt lại càng dẹt hơn nếu không được can thiệp.

Với một số trẻ bị dẹt đầu ít thì có thể tròn lại. Một số khác bị dẹt đầu nhiều thì không thể tự tròn lại. Tình trạng dẹt đầu ở trẻ nhỏ thường gặp ở những trẻ khoảng 4 tháng tuổi, và tình trạng từ từ cải thiện khi trẻ được 6 tháng tuổi – khi mà cơ cổ vững hơn, trẻ lật người nằm sấp hay sau đó trẻ ngồi được. Nhưng ba mẹ yên tâm, ngoài việc dẹt đầu khiến hình thức đầu bé không đẹp lắm, thì dẹt đầu không hề ảnh hưởng đến não bộ, hay sự phát triển của trẻ.

dẹt đầu ở trẻ

Ngừa dẹt đầu ở trẻ thế nào?

Để ngừa tình trạng dẹt đầu ở trẻ, mẹ có thể thay đổi bên nằm cho trẻ một cách thường xuyên khi trẻ tỉnh dậy, và nên bắt đầu từ sớm khi trẻ được đầy tháng bởi đây là giai đoạn dễ làm đầu dẹt nhất. Nhưng mẹ cũng không cần làm quá thường xuyên (khoảng nửa tiếng hay vài giờ đã đổi bên), chỉ cần đổi bên nằm mỗi ngày, tức là một nay cho trẻ nghiêng bên trái, mai có thể cho trẻ nghiêng bên phải. Mẹ lưu ý là khi đổi bên cho trẻ thì phải để trẻ nghiêng về bên có những thứ “thú vị” chút nhé, như trẻ dễ dàng quan sát những chuyển động của bố mẹ ông bà, hay ít nhất là khoảng không gian màu sắc, có sự biến động, tránh “vô ý” cho trẻ quay mặt nghiêng vào nhìn bức tường nhàm chán, sẽ khiến trẻ không thoải mái. Thêm nữa cũng nên đổi vị trí nằm của bé thường xuyên để bé được quan sát phong phú, chẳng hạn như hôm nay đặt trẻ nằm cũi, mai đặt trẻ nằm đầu giường, ngày kia đặt trẻ nằm gần phía cuối giường…

Đặc biệt là ba mẹ nhớ, ban ngày không nên cho trẻ nằm ngửa suốt, mà nên cho trẻ nằm bụng (nằm sấp) ít nhất khoảng 3 lần (10-15 phút/lần) trong lúc trẻ thức, và phải luôn có người quan sát trẻ khi trẻ nằm sấp. Nằm sấp như vậy giúp thúc đẩy trẻ phát triển.

Nếu ba mẹ đã thử mọi cách mà vẫn thấy bé nhà mình đầu bị dẹt thì ba mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn. Hầu hết với những trường hợp dẹt đầu mức nhẹ hoặc trung bình thì sẽ không cần can thiệp, chỉ cần về và duy trì việc đổi bên và theo dõi tình hình cải thiện sao ở những lần sau. Với những trường hợp nặng thì bác sĩ có thể thăm khám kỹ càng để xác định tình trạng cũng như chẩn đoán các bệnh liên quan khác, từ đó đưa ra chỉ định điều trị, can thiệp sao cho tốt nhất cho bé.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay