Làm sao khi đã lỡ nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi?

NGÀY ĐĂNG: 27/10/2017
Nhiều khi ba mẹ không để ý, cứ theo thói quen nấu nướng của người lớn mà nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ, nhưng sau đó lại biết được tác hại của việc làm này, muốn dừng lại, thì bé đã bị phụ thuộc vào vị mặn của muối mất rồi. Vậy ba […]

Nhiều khi ba mẹ không để ý, cứ theo thói quen nấu nướng của người lớn mà nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ, nhưng sau đó lại biết được tác hại của việc làm này, muốn dừng lại, thì bé đã bị phụ thuộc vào vị mặn của muối mất rồi. Vậy ba mẹ phải làm sao đây sau khi đã lỡ nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi?

Tác hại của việc nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ

Nhu cầu muối của trẻ dưới 12 tháng tuổi là rất nhỏ, lượng muối tự nhiên trẻ nhận từ các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, thịt, cá… đã đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Vì vậy, việc nêm muối, mắm vào cháo/bột ăn dặm của trẻ là vượt quá nhu cầu của trẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Khi bé bắt đầu ăn dặm, thường là khi trẻ được 6 tháng, lúc này thận của bé vẫn còn non nớt, nên nếu lượng muối trẻ nạp vào nhiều sẽ trở thành gánh nặng cho thận. Khi thận của trẻ bị làm việc quá tải thì thận có thể sẽ không lọc được lượng muối trẻ nhận vào, từ đó, muối đọng lại trong máu tích tục lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ. Việc trẻ ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ trẻ mắc cách bệnh về tim mạch, cao huyết áp sau này.

Ngoài ra, gai vị giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các vị mặn, ngọt, nếu mẹ nêm và thử vừa miệng thì với bé đã là quá mặn, hoặc quá ngọt. Vì vậy nếu nêm muối vào thức ăn dặm của bé quá sớm sẽ khiến gai vị giác của bé bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến biếng ăn chậm lớn ở trẻ.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng, nhiều khi ba mẹ không biết đã lỡ nêm mắm muối vào thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi, khiến trẻ bị phụ thuộc vào vị mặn của muối – đây là hiện tượng rối loạn vị giác: nếu không nêm muối vào đồ ăn, trẻ sẽ không chịu ăn. Lúc này, ba mẹ phải làm gì để “cai ăn mặn” cho con? Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn tác giả cuốn “Làm mẹ không áp lực” khuyên các mẹ nên làm giả muối cho bé. Do hàm lượng natri trong thực vật thấp, và ở dạng hữu cơ nên thực vật giả làm muối có thể giúp cân bằng vị giác cho các bé.

Sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé

Cách làm giả muối từ thực vật

Giả muối từ thực vật là dạng bột xay nhuyễn từ những loại thực vật để tạo vị cho món ăn, giúp các bé dưới 12 tháng tuổi đã lỡ cho ăn đồ ăn có nêm muối, đường, nước mắm do ba mẹ không để ý.

Công thức 1:

1/2 nắm tay cây hương thảo (rosemarry)

1/2 nắm tay hẹ tây (chive)

1/2 nắm tay ngò tây (Parsley)

3 lá nguyệt quế (Bay leaves)

Cách làm: phủ 1 tấm giấy lên 1 cái đĩa, cho từng loại cây nêu trên lên và phủ 2 lớp giấy. S au đó cho vào lò vi sóng quay chế độ 700 Watt trong 2 phút mỗi loại. Sau 2 phút, các loại cây trên đã được sấy khô, và bắt đầu giã nhuyễn, nghiền mịn. Lưu vào hủ thủy tinh sạch, đậy nắp kín, để nơi khô thoáng. Dùng như dạng giả muối. Lưu trữ và dùng trong 1 tuần. (ĐH Bang Oregon, Mỹ).

Giả muối này nên cho vào thức ăn lúc nấu và nấu kĩ. Đối với các bé thường bị dị ứng hay viêm da cơ địa thì không khuyên dùng giả muối này.

Công thức 2:

1 nắm tay mè đen

1 nắm tay mè trắng

Cách làm: Để chảo nóng, rang 2 loại mè với nhau trong 2 phút, khi mè vàng đều. Tắt bếp, giả nhuyễn, nghiền mịn. Lưu vào hủ thủy tinh sạch, đậy nắp kín, để nơi khô thoáng. Lưu trữ dùng trong 1 tuần. Dùng như dạng giả muối.

Nguồn tham khảo: BS dinh dưỡng Anh Nguyễn

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay