Mách mẹ 5 mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng

NGÀY ĐĂNG: 06/07/2018
Khi bé mọc răng, bé có thể sẽ có cảm giác rất khó chịu, vừa đau vừa ngứa bởi nướu răng nứt ra cho răng mọc lên. Để giảm đau  cho bé khi mọc răng, mẹ có thể thực hiện những mẹo nho nhỏ được BS.Huyên Thảo gợi ý trong cuốn “Bước đệm vững chắc […]

Khi bé mọc răng, bé có thể sẽ có cảm giác rất khó chịu, vừa đau vừa ngứa bởi nướu răng nứt ra cho răng mọc lên. Để giảm đau  cho bé khi mọc răng, mẹ có thể thực hiện những mẹo nho nhỏ được BS.Huyên Thảo gợi ý trong cuốn “Bước đệm vững chắc cho con vào đời”:

giảm đau cho bé khi mọc răng

1. Dùng các vật lạnh cho nướu răng bị nứt

Vì nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm đau cho nướu răng, nên ba mẹ có thể dùng các vật dụng như núm vú giảm, muỗng cho ăn, các vòng ngặm răng cho bé, hoặc những miếng vải sạch thấm nước, để vào ngăn mát tủ lạnh, rồi đem cho trẻ ngậm, trẻ sẽ bớt khó chịu. Nhưng 1 lưu ý nhỏ ở đây, ba mẹ không nên sử dụng đồ đông lạnh, bởi như vậy là quá lạnh có thể gây tổn thương cho nướu răng của trẻ, và ảnh hưởng không tốt đến răng nướu của trẻ.

2. Chà nhẹ vào phần nướu răng của trẻ

Một số trẻ có thể thích cảm giác được ba mẹ ông bà chà chà trực tiếp vào nướu đang bị nút cho có cảm giác đỡ ngứa. Lúc này, ông bà ba mẹ có thể lấy ngón tay cả mình, rửa sạch bằng xà phòng, hoặc một miếng vải sạch thấm ướt, chà chà nhẹ vào phần nướu của con, giúp con giảm cảm giác đau ngứa khó chịu.

3. Cho trẻ ngậm, gặm dưa chuột

Với những trẻ lớn khoảng 2-3 tuổi, đã ăn tốt các thức ăn cứng, để giảm đau cho bé khi mọc răng, ba mẹ có thể cho bé 1 quả dưa chuột hay 1 quả cà rốt gọt vỏ để lạnh để trẻ cắn vào, giảm cảm giác đau ngứa. Tuy nhiên, ba mẹ nhớ chú ý quan sát bé, tránh trường hợp bé cắn miếng to, có nguy cơ hóc nghẹn.

4. Lau khô dãi cho bé thường xuyên

Khi trẻ mọc răng thường chảy nhiều dãi hơn bình thường, đối với những bé chảy dãi nhiều, có thể gây kích ứng da, gây tổn thương da hoặc kích thích chàm da phát triển. Vì vậy, ba mẹ nên lấy 1 khăn mềm sạch, lau khô nước dãi cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ có da nhạy cảm, hoặc có sẵn cơ địa chàm da, be mẹ có thể ngừa trước bằng việc bôi một lớp kem giữ ẩm, để bảo vệ da giảm tiếp xúc với nước dãi quá thường xuyên.

5. Dùng thuốc giảm đau cho bé

Trong trường hợp trẻ quá khó chịu, đau, bứt rứt, ba mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, hoặc Ibunrofen để hỗ trợ thêm, giảm đau răng cho bé. Các loại thuốc này thường được dùng để hạ sốt, nhưng cũng có tác dụng giảm đau cho trẻ. Khi sử dụng, ba mẹ nên tư vấn bác sĩ cũng như chú ý cẩn thận kiểm tra liều lượng theo cân nặng của be để tránh biến chứng do sử dụng quá liều.

Theo BS.Huyên Thảo thì hiện nay y khoa khuyến cáo chống lại việc sử dụng các loại kem giảm đau bôi trực tiếp lên trên răng nướu của trẻ. Mặc dù bôi kem giảm đau có thể có tác dụng nhất thời, nhanh chóng nhưng có thể gây nguy hiểm tiềm tàng cho trẻ, vì chứa các chất gây tê giảm đau, có các tác dụng phụ sưng đỏ vùng tiếp xúc, có thể gây co giật nếu quá liều. Đặc biệt chất gây tê Benzocaine, có thể gây một tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hồng cầu, gay giảm cung cấp oxy cho cơ thể, và có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhỏ.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay