Mẹ có biết: tỷ lệ trẻ sốc phản vệ sau chích ngừa là cực thấp

NGÀY ĐĂNG: 26/04/2017
Có lẽ điều mà phụ huynh sợ nhất khi đưa con đi chích ngừa là trẻ bị dị ứng vaccine nặng (tình trạng sốc phản vệ) có thể dẫn đến tử vong. Và đây cũng là một trong những lý do được báo chí “vin” vào để đưa ra những thông tin chưa được xác […]

Có lẽ điều mà phụ huynh sợ nhất khi đưa con đi chích ngừa là trẻ bị dị ứng vaccine nặng (tình trạng sốc phản vệ) có thể dẫn đến tử vong. Và đây cũng là một trong những lý do được báo chí “vin” vào để đưa ra những thông tin chưa được xác thực khiến cha mẹ lo lắng về tình trạng vaccine không an toàn. Nhưng trong thực tế, tình trạng dị ứng nặng hay sốc phản vệ do chích ngừa có lẽ không nhiều như báo chí đăng tin.

Trẻ sốc phản vệ sau chích ngừa là cực thấp

Để đưa một vaccine vào thị trường, vaccine đó đã được kiểm tra và thử nghiệm rất nghiêm ngặt qua nhiều bước để loại trừ tất cả những rủi ro có thể xảy ra:

sốc phản vệ sau chích ngừa

Vì thể, xác suất để xảy ra phản ứng sốc phản vệ sau chích ngừa là rất hiếm (dự đoán là khoảng 1/ 1.000.000 trường hợp). So với xác suất cực thấp này, xác suất trẻ không được chủng ngừa vaccine có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng (như viêm màng não mủ, nhiễm trùng máu, ho gà,…) và lây nhiễm cho cộng đồng là một con số cao hơn rất nhiều. Do đó, các tổ chức y tế thế giới vẫn khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng sau sinh, để không chỉ phòng bệnh cho con mà còn cho cả cộng đồng.

Vaccine cũng là “NẠN NHÂN TRUYỀN THÔNG” ở các nước tiên tiến

Vấn đề về thông tin trên báo chí truyền thông đôi khi không chính xác đã làm cho phụ huynh lo sợ, không cho con chích ngừa kịp thời và đầy đủ, khiến một số bệnh quay trở lại như sởi và thủy đậu. Điều này không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên thế giới. Năm 2012-2013, tại Anh và Wales xảy ra một dịch sởi, gây bệnh cho khoảng 3.000 bệnh nhân hầu hết ở khoảng 10-18 tuổi. Nguyên nhân của vụ dịch sởi đó là do một nghiên cứu của BS. Andrew Wakefield được công bố vào năm 1998 cho rằng: vaccine MMR (sởi-quai bị-rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ em (dù nghiên cứu này được xác định là làm giả số liệu và không được công nhận sau đó). Vì những thông tin đó, các phụ huynh từ chối chích ngừa cho trẻ. Kết quả là những trẻ không được chích ngừa sởi đầy đủ lúc ấy đã không có đủ miễn dịch bảo vệ với sởi nên mới bị mắc bệnh sởi trong trận dịch đó.

Tại Mỹ, từ năm 2012 – 2013, tỷ lệ tiêm chủng có sự suy giảm nhẹ khoảng 1%. WHO cho rằng, một trong những lý do gây ra sự tụt lùi trong việc tiêm chủng cho trẻ là sự tranh cãi về phong trào bài trừ vaccine của các phụ huynh. Tờ Time (Mỹ) đưa tin, tỷ lệ tiêm phòng bệnh sởi ở trẻ khoảng 1 tuổi tại Mỹ là 91%, chỉ ngang bằng với đất nước Angola ở châu Phi. Điều này khiến cho bệnh sởi, vốn được coi là đã bị xóa số từ năm 2000 tại Mỹ, đã bùng phát trở lại thành dịch sởi trên quy mô lớn vào tháng 12 năm 2014 và lan rộng hơn mười mấy bang trên cả nước khiến người dân lo ngại.

Theo Để con được ốm

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặmcháo ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi – bổ sung Selen giúp bé tăng cường sức đề kháng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay