Ăn dặm bé chỉ huy “Mẹ làm gì khi bé có những hành vi không mong đợi”

NGÀY ĐĂNG: 24/08/2016
Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby led weaning- BLW) đang ngày một được nhiều mẹ lựa chọn cho con khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, vì “trao quyền” cho bé quyết định trong ăn uống, còn mẹ chỉ giữ vai trò “phụ tá” nên đôi khi những hành xử “không […]

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby led weaning- BLW) đang ngày một được nhiều mẹ lựa chọn cho con khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, vì “trao quyền” cho bé quyết định trong ăn uống, còn mẹ chỉ giữ vai trò “phụ tá” nên đôi khi những hành xử “không như mong đợi” của bé khiến mẹ điên đầu. Hãy để Mabu cùng tháo gỡ, để cả mẹ và bé đều có giai đoạn ăn dặm vui vẻ:

cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

 

BÉ NGỒI CHƯA VỮNG

Nếu khi bạn đặt bé ngồi, bé đã có thể ngồi vững trong khoảng 30 giây đến 1 phút, hoặc bé có thể ngồi ếch (kiểu chống 2 tay xuống sàn) được từ 1-2 phút thì tức là bé đã đạt đủ điều kiện ngồi của BLW. Bạn có thể cho bé thử ngồi vào ghế ăn, nếu như bé ngồi mà vẫn bị nghiêng người sang một bên, đầu bé vẫn có dấu hiệu lắc lư khi ngồi ở ghế dù đã được mẹ chèn ở hai bên và sau lưng thì tốt nhất bạn đừng cho bé ăn dặm vội. Nếu bé đã có thể ngồi vững vàng ở trên ghế ăn dù được chèn hay không được chèn thì tức là bé đã đạt đủ điều kiện “ngồi” của BLW.

BÉ NÉM, VỨT ĐỒ ĂN

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé đã đủ điều kiện để tập ăn dặm BLW rồi nhưng vẫn không chịu đưa lên miệng ăn mà chỉ ném, vứt và nghịch đồ ăn.

Nguyên do: nhiều đồ ăn quá khiến bé bối rối khiến bé tập trung vào thứ quen thuộc với bé hơn “đĩa nhựa” vì đồ chơi của bé cũng thường làm bằng chất liệu này.
Cách khắc phục: Mẹ nên sử dụng ghế ăn có kèm khay nhựa và đặt miếng thức ăn trực tiếp lên khay. Hãy đảm bảo khay luôn sạch sẽ bằng cách luôn tráng nước sôi và dùng khăn sạch lau trước khi bé ăn.

Bước 1: Đưa thức ăn cho bé cầm. Khi bé đã chịu cầm, nếu bé chịu đưa lên miệng thì hãy khen bé “Con cầm thức ăn đưa lên miệng giỏi quá” và khi bé quen rồi thì chuyển sang bước 7. Nếu bé chưa biết đưa lên miệng, bạn hãy cầm tay bé để đưa thức ăn lên miệng bé, khi bé đã quen, chuyển sang bước 5.

Bước 2: Đưa thức ăn cho bé cầm rồi cầm tay bé di chuyển đến nửa chừng, để bé tư làm nốt. Khi bé thành công, hãy khen bé. Nếu bé chưa tự làm được, quay trở lại bước 4. Nếu bé đã quen, chuyển sang bước 6.

Bước 3: Đưa thức ăn cho bé cầm và chỉ hất tay bé, nói với bé rằng “Con hãy tự đưa lên miệng nhé”. Khi bé thành công, hãy khen bé. Nếu bé chưa tự làm được, quay trở lại bước 5. Khi bé đã quen, chuyển sang bước 7.

Bước 4: Hãy nói với bé rằng hôm nay mẹ sẽ không cầm thức ăn đưa cho bé nữa rồi đặt thức ăn lên bàn và cổ vũ bé cầm thức ăn đưa vào miệng, mẹ có thể vừa nói vừa sử dụng cử chỉ là di miếng thức ăn về phía tay bé. Khi bé thành công, hãy khen bé. Nếu bé chưa tự làm được, quay trở lại bước 6. Khi bé thực hiện được bước 7 thì kết hoạch “Hỗ trợ giảm dần” đã thành công.

NGỒI TRÊN GHẾ QUÁ LÂU HOẶC ĐÒI RA QUÁ SỚM

Nếu bé ngồi trên ghế ăn quá 40 phút, mẹ nên thông báo với bé và cho bé ra ngoài. Vì việc này có thể sẽ khiến bé mau chóng hết hứng thú với việc ăn. Hãy điều chỉnh thời gian ăn của bé chỉ nên tối đa 30 phút mà thôi.

Nếu bé đòi ra quá sớm thì mẹ cũng đừng lo lắng. Mẹ cho bé ra khỏi ghế và đến bữa sau lại cho bé ngồi lại, kiên trì chờ bé tập tốt kĩ năng đồng thời kiểm tra xem con có bị khó chịu khi ngồi ghế không. Tuyệt đối không nên ép hay nài nỉ con ngồi tiếp trong ghế.

Mẹ hãy đặt thức ăn ít một lên bàn như cách mẹ.

BÉ ỌE KHI ĂN

Ọe là một phản xạ phổ biến khi bé ăn dặm BLW. Nếu bé ọe ra thức ăn mà vẫn vui vẻ và có ý muốn ăn tiếp, mẹ hãy an tâm, tiếp tục quan sát con. Nếu bé ọe ra rồi khóc vì sợ hãi, hãy cho bé ra khỏi ghế ngay lập tức. Bữa ăn tiếp theo, nếu khi cho bé vào ghế bé tỏ ra phản kháng, khóc sợ hãi thì rất có thể lần ọe ra thức ăn đó vẫn còn lưu lại ấn tượng không tốt trong tâm trí bé, khiến bé không muốn ngồi vào ghế và tập ăn. Nếu con của bạn rơi vào trường hợp thứ 2, hãy cho bé nghỉ ăn khoảng 3-5 ngày rồi sau đó giới thiệu lại BLW cho bé.

Nếu bé ọe hoặc nôn ra sữa ở dạng lỏng thì hãy chú ý giãn cách thời gian xa hơn nữa của cữ sữa và cữ tập ăn BLW. Ví dụ bình thường con tập BLW sau 1 tiếng bú sữa, nhưng con ọe ra toàn sữa chưa tiêu hóa thì nên cho con ăn sau khi bú sữa từ 1,5 – 2 tiếng để sữa đã được tiêu hóa hết.

KHÔNG TẬP TRUNG KHI ĂN, SIÊU HÓNG HỚT

Một số bé khi ngồi trong ghế ăn thường hóng hớt, ngó nghiêng, quay ngang quay dọc để xem hoạt động của người lớn hoặc nghe âm thanh tiếng người lớn nói chuyện và không tập trung vào những món ăn ở trên bàn. Nếu em bé của bạn thuộc trường hợp này thì hãy đề nghị người lớn trong nhà cố gắng đừng làm bé phân tâm, nếu không thể thì bạn có thể cùng con ăn ở một nơi yên tĩnh, chỉ có 2 mẹ/bố con với nhau.

Nếu bé chỉ có tập trung xử lý thức ăn được khoảng vài phút (dưới 5 phút) sau đó chuyển sang quay ngang ngửa hay nghịch phá thức ăn thì cũng không sao. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, bé không thể tập trung được lâu nên việc bé chỉ ăn một chút rồi chán là bình thường. Nếu thấy bé quá mất tập trung, bạn hãy cho bé rời khỏi ghế ăn.

BÉ CHỈ CHỌN ĂN MỘT LOẠI THỰC PHẨM NÀO ĐÓ

Đây là một trong những băn khoăn khá phổ biến của nhiều phụ huynh không chỉ ở giai đoạn đầu mà còn ở những giai đoạn sau…. Bé thường chỉ chọn ăn các món nhóm nọ hoặc nhóm kia. Ở giai đoạn đầu, bạn chỉ cần kiên trì giới thiệu các nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm, chưa nhất thiết phải quan tâm vấn đề  bé có ăn đủ các nhóm chất hay không. Quan trọng là bé được tập kĩ năng tốt và có hứng thú với việc ăn uống….

Ở giai đoạn này đa số các bé chưa nhai được thịt mà chỉ mút, nên đó có lẽ cũng là lí do vì sao các bé mới bắt đầu BLW thường bỏ qua món thịt khi tập ăn.

BÉ NGẬM THÌA

Có một vài bé dù mới tập ăn nhưng đã có biểu hiện ngậm thức ăn trong mồm, thật ra đây là một hiện tượng bình thường và mẹ không cần can thiệp gì cả trừ khi bé ngậm thức ăn quá lâu (hơn 40 phút ăn rồi vẫn ngậm). Nếu thấy bé ngậm lâu quá mà không chịu nuốt, hay đã ăn quá lâu rồi mà bé vẫn chưa chịu nhè miếng thức ăn, mẹ hãy nhẹ nhàng cho bé cúi đầu xuống phía mặt bàn, một tay bóp nhẹ má con để con từ từ nhả miếng thức ăn ra.

Tuyệt đối! Không móc họng con hay cho con uống nước

BÉ NGỦ GẬT KHI ĂN

Nếu bé ngủ gật khi ăn thì mẹ cần xem và điều chỉnh lại lịch sinh hoạt của bé cho phù hợp.

 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay