Khi đã kiểm soát được các chi trên, bé có thể làm nhiều cử chỉ có ý nghĩa bằng cả hai tay. Bé đưa tay về phía bạn như một sự thu hút sự chú ý của bạn. Ném đồ vật là trò chơi mà bé yêu thích và cũng có thể là cách bé thể hiện sự buồn chán hoặc bực tức.
Trẻ em rất giỏi dùng ngôn ngữ cơ thể để biểu lộ ác cảm và những cảm xúc tiêu cực. Khi giận dữ, bé thể hiện rõ ràng bằng nét mặt và có cử chỉ từ chối mạnh mẽ nhằm nhấn mạnh cảm xúc như để thay thế cho việc phát âm thành lời hoặc hành động khóc.
Bắt chước cũng là một loại ngôn ngữ cơ thể giúp bé trao đổi và tương tác với những người xung quanh. Bé thường có những hành động bắt chước người lớn, những đôi khi cha mẹ cũng bắt chước cử động và hành vi của bé để tương tác với bé hiệu quả hơn. Bắt chước nhanh chóng trở thành trò chơi tương hỗ, chẳng hạn trò chơi ú òa. Vào khoảng 1 tuổi, bé thường bắt đầu diễn đạt bằng điệu bộ, có thể là cách dùng bàn tay làm củ chỉ tượng trưng cho đồ vật, chẳng hạn hành động đưa chiếc điện thoại tưởng tượng lên tai, hoặc bằng cách dùng vật thay thế, chẳng hạn chiếc thìa cầm lên tai giống như điện thoại. Biểu tượng điện thoại luôn đem đên cho bé niềm thích thứ vì nó thường được dùng để bắt đầu cuộc nói chuyện với cha mẹ hoặc người chăm sóc.
Ngôn ngữ cơ thể của trẻ khác mà bạn sớm thấy nữa là vẫy tay chào tạm biệt. Trẻ nhỏ dùng cử chỉ này không chỉ có nghĩa là “tạm biệt”, mà còn có nghĩa khác là “Bây giờ con muốn đi” hoặc “Con no rồi”, hay thậm chí là “Đi đi”, tùy theo ngữ cảnh và tâm trạng của bé mà bạn đối chiếu với ý nghĩa của hành động này. Những điệu bộ kiểu này có thể chuyển tải thông tin nhiều hơn lời nói của bé, thế nên đây được xem như một dạng ngôn ngữ tinh vi hơn cả từ ngữ.
Theo “5 năm đầu đời của bé”