Nhận biết 11 hiện tượng đau bụng mãn tính ở trẻ và cách giải quyết

NGÀY ĐĂNG: 04/05/2017
Đau bụng mãn tính ở trẻ là hiện tượng thường gặp nhưng thường thì không nghiêm trọng. Không giống như đau cấp tính, đau mãn tính ở trẻ kéo dài trong một tuần hoặc hơn và thỉnh thoảng lại trở lại. Thường thì trong trường hợp đau bụng mãn tính, các cơn đau dạ dày […]

Đau bụng mãn tính ở trẻ là hiện tượng thường gặp nhưng thường thì không nghiêm trọng.

Không giống như đau cấp tính, đau mãn tính ở trẻ kéo dài trong một tuần hoặc hơn và thỉnh thoảng lại trở lại. Thường thì trong trường hợp đau bụng mãn tính, các cơn đau dạ dày biến mất trong khoảng 1 đến 2 tiếng. Trong nhiều trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân thể chất nào và triệu chứng được mô tả là đau cơ năng (như đau không rõ nguyên nhân, thường là do căng thẳng). Kiểu và vị trí của các triệu chứng có thể tiết lộ nguyên nhân cho cơn đau (ví dụ nỗi sợ trường học, buồn bực tinh thần vì các vấn đề ở nhà). Miễn là sự phát triển và kết quả khám thể chất của con bình thường, cơn đau của bé không giới hạn ở một điểm nhất định, và bé không có triệu chứng nào đi kèm, một cơn đau dạ dày sẽ là dấu hiệu không chắc chắn của một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức. Ngay cả khi không tìm được ra nguyên nhân, cơn đau của bé vẫn là thật, và sự đau đớn của bé cần phải được chú ý.

Trẻ đau bụng

GỌI CHO BÁC SĨ NHI NẾU:

CẢNH BÁO!

Nếu con bạn bị đau ở vùng bụng và tái diễn nhiều lần, cơ thể sẽ rất khó chịu. Tuy nhiên, xét nghiệm kĩ và các nỗ lực điều trị không phải lúc nào cũng hữu ích; chúng chỉ khiến bé lo lắng thêm thôi.

Con bạn đi ngoài ít hơn bình thường (so với bé) trong 2 hay 3 ngày qua.Táo bónNếu bé nhìn chung vẫn khỏe mạnh, hãy tăng lượng nước uống và đồ ăn chứa chất xơ. Nếu ruột bé vẫn không vận động, hãy gọi cho bác sĩ nhi, có thể họ sẽ kê thuốc làm mềm phân.
Cơn đau của con bạn xuất hiện những khi căng thẳng, như kỳ thi ở trường hay các vấn đề ở nhà.Đau cơ năngTham khảo ý kiến của bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn, xét nghiệm nếu cần thiết và thảo luận về những nguyên nhân làm khởi phát cơn đau. Những nguyên nhân khởi phát này có thể là do thể xác, tinh thần hay chế độ ăn.
Con bạn cũng bị phù, chuột rút và tiêu chảy. Bé bị mẩn ngứa hoặc sưng. Một số cơn đau xuất hiện sau khi bé ăn một số loại đồ ăn nhất định - thậm chí mấy tiếng hoặc mấy ngày sau.Dị ứng hoặc không dung nạp được thức ăn.Xin ý kiến với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé. Họ có thể sẽ gợi ý cho bạn ghi chép lại đồ ăn hàng ngày, loại bỏ hoặc cho ăn trở lại một số thực phẩm nhất định, hoặc điều chỉnh khối lượng để xác định và tránh các thức ăn có vấn đề.
Cảm giác đau của con bạn xuất hiện khi bé uống sữa hoặc ăn kem. Những cơn đau của bé gồm sưng phù, xì hơi, chuột rút và tiêu chảy.
Không dung nạp được lactose (một loại đường có trong sữa) đôi khi xuất hiện ở trẻ gốc châu Phi hoặc châu Á từ 2 đến 3 tuổi.Nếu bác sĩ nhi đồng ý, hãy sử dụng các sản phẩm thay thế từ đậu nành tăng cường hoặc gạo thay cho các sản phẩm từ sữa trong 1 đến 2 tuần. Cho bé ăn sữa lại dần dần theo thời gian để xem các triệu chứng của bé có xuất hiện trở lại hay không. (Một xét nghiệm hơi thở cũng có thể cho biết liệu con bạn có bị chứng không tiếp nhận được lactore hay không.) Xin ý kiến bác sĩ nhi về chế độ ăn và các chất bổ sung men để thay thế cho lượng men lactaza mất đi của con. Nếu bạn bỏ sữa khỏi chế độ ăn của bé, hãy đảm bảo bé có đủ nguồn cung cấp vitamin D và canxi trong chế độ ăn của bé.
Cảm giác đau đớn của con bạn xuất hiện khi bé ăn các thức ăn có chứa bột mì, lúa mạch hay lúa mạch đen. Bé thấy khó chịu và chậm tăng cân. Thỉnh thoảng bé bị nôn và phân bé nhợt nhạt hoặc có mùi hôi.Rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể không hấp thụ được chất béo (ruột non quá nhạy cảm với gluten, do đó gây ra các vấn đề về tiêu hoá).Hãy gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ cho xét nghiệm máu trước khi chẩn đoán bất cứ tình trạng bệnh lý nào. Bác sĩ nhi sẽ chuyển con bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng đáng tin cậy để được chỉ dẫn về dinh dưỡng và thông tin về cách ăn một chế độ ăn không có gluten.
Con bạn kêu ca về cảm giác đau bụng mơ hồ. Gia đình bạn sống ở một căn nhà cũ bị tróc sơn hoặc đang được tu sữa (ở Việt Nam, bé sống ở vùng làm bình ắc quy).Nhiễm độc chì (thường thấy ở các khu vực ngoại ô và ở các vùng có khu nhà ở cũ).Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ cho xét nghiệm máu để xác định mức độ chì trong máu bé. Bé có thể cần được điều trị và phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nguồn chì.
Những cơn đau của con bạn xuất hiện cùng với bụng chướng, xì hơi, chuột rút và tiêu chảy. Bạn sống ở nơi nước bị ô nhiễm, hoặc gần đây bé đến một khu vực như vậy.Nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng roi Giardia (một dạng nhiễm trùng ở ruột non).Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi, họ có thể yêu cầu xét nghiệm trùng roi Giardia và các loại ký sinh khác. Nếu kết quả là dương tính, bác sĩ nhi sẽ kê đơn thuốc.
Con bạn bị sưng phù, xì hơi và tiêu chảy, bé gần đây ăn rất nhiều táo, nước hoa quả, hoặc kẹo hay kẹo cao su không đường.Tiêu thụ quá nhiều đường fuctose hoặc sorbitol (các loại).Giảm lượng táo và nước hoa quả, hạn chế kẹo và kẹo cao su. Nếu các triệu chứng của bé không cải thiện trong 2 ngày, xin ý kiến bác sĩ nhi.
Cùng với cảm giác đau, con bạn còn thường xuyên bị đau đầu kèm buôn nôn hoặc nôn. Ngủ giúp dừng một cơn đau và trước mỗi cơn đau thường là các triệu chứng liên quan đến thị lực (như mờ mắt, các điểm mù, các chớp sáng). Gia đình bạn có tiền sử bệnh lý đau nửa đầu.Đau nửa đầu đi kèm với buồn nôn hoặc nôn (ít gặp ở trẻ em).Cho bé nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh. Xin ý kiến bác sĩ nhi, có thể họ sẽ khuyến nghị một phương pháp hoặc đơn thuốc chống đau nửa đầu. Nếu buôn nôn và nôn nhiều bác sĩ sẽ cho thuốc chống nôn.
Trong phân của con bạn có lẫn máu. Bé bị đau ở vùng bụng và các khớp. Bé mất cảm giác thèm ăn và bị nôn, mệt mỏi.Bệnh viêm ruột như viêm loét ruột già hoặc bệnh Crohn.Xin ý kiến bác sĩ nhi ngay lập tức; các xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp là cần thiết.
Trong phân của con bạn có lẫn máu. Bé bị đau ở vùng bụng và các khớp, mất cảm giác thèm ăn. Bé cũng buôn nôn và mệt mỏi kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài một tuần hoặc hơn và bị đi bị lại.Bệnh viêm một như viêm loét ruột già hoặc. bệnh Crohn
Hội chứng ruột kích thích.
Xin ý kiến của bác sĩ nhi ngay lập tức; các xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp là cần thiết. Các lời khuyên điều trị có thể bao gồm: tăng chất xơ, thuốc làm mềm phân hoặc chuyển đi để đánh giá sâu hơn và cân nhắc dùng các loại thuốc prokinetic và thuốc trị co thắt.

 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay