Những điều cần lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

NGÀY ĐĂNG: 25/01/2018
Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu nhiều lần trong ngày và lỏng (phân có khi chỉ là nước), do ruột tăng cường sự co thắt và nước không hấp thu qua niêm mạc ruột. Đây là rối loạn thường gặp ở trẻ. Tiêu chảy cấp ở trẻ là khi tình trạng tiêu chảy tồn […]

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu nhiều lần trong ngày và lỏng (phân có khi chỉ là nước), do ruột tăng cường sự co thắt và nước không hấp thu qua niêm mạc ruột. Đây là rối loạn thường gặp ở trẻ. Tiêu chảy cấp ở trẻ là khi tình trạng tiêu chảy tồn tạo trong vòng 2 tuần.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy chỉ là triệu chứng, do khá nhiều nguyên nhân gây ra:

– Dị ứng hoặc rối loạn do ngộ độc thực phẩm.

– Nhiễm trùng: do nhiễm siêu vi (còn gọi vius như Rotavirus), nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella, E.coli…), nhiễm ký sinh trùng (amip). Đối với trẻ thường do nhiễm siêu vi.

– Do thuốc: như dùng kháng sinh uống có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có kháng sinh gây chứng viêm đại tràng giả mạc rất nặng. Còn đối với trẻ con rất thường bị tiêu chảy cấp do bố mẹ tùy tiện cho trẻ dùng kháng sinh.

tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

– Do tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải, cho nên trong điều tri, đặc biệt đối với trẻ con, vấn đề hàng đầu được đặt ra là bù nước và chất điện giải. Tức là trước khi tính chuyện cầm tiêu chả, hãy dùng gói ORESOL (đối với trẻ con, có thể có đến 80% tiêu chảy là nhiễm siêu vi và trường hợp này chỉ cần bù nước và chất điện giải là có thể khỏi).

– Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc. Dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy là không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính đến chuyện dùng thuốc.

– Chỉ khi các nhận nguyên nhân gây tiêu chảy mới dùng thuốc đặc hiệu như bị nhiễm khuẩn sẽ dùng kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng dùng thuốc trị ký sinh trùng (như bị lỵ amip dùng metronidazol…), bị viêm loét đại tràng có thể dùng thuốc chống viêm glucocorticoid… Muốn sử dụng các loại thuốc đặc hiệu kể trên phải có sự chẩn đoán của bác sĩ và việc dùng thuốc phải tuân theo sự chỉ định, chứ không thể tùy tiện.

Đối với trẻ em cần lưu ý thêm vài điểm sau:

– Nếu trẻ dưới 2 tuổi, hoặc trẻ lớn hơn bị tiêu chảy có kèm theo sốt, nôn ói kéo dài (quá 4 lần trong 1 giờ), quá mệt, có dấu hiệu mất nước nặng, phân có lẫn đàm máu, tiêu chảy quá nhiều, quá 3 ngày, không nên tự chữa trị mà nên đưa trẻ đi đến bác sĩ hoặc đến bệnh viện để khám, chữa trị.

– Để ngừa suy dinh dưỡng, vẫn cho trẻ ăn bú, chứ không nên bắt trẻ nhịn tỏng suốt thời gian bị tiêu chảy.

Theo Khi cho trẻ uống thuốc

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay