Những vấn đề về da ở trẻ sơ sinh mẹ phải biết

NGÀY ĐĂNG: 27/07/2016
Trước khi ra đời, da của trẻ được bảo vệ bởi một lớp bao phủ giống như pho mát, gọi là vernix. Vernix được sản sinh ra ở cuối thai kỳ. Khi lớp này được gột sạch (sau khi ra đời), da của trẻ có thể hơi tróc ra khi tiếp xúc với không khí. […]

Trước khi ra đời, da của trẻ được bảo vệ bởi một lớp bao phủ giống như pho mát, gọi là vernix. Vernix được sản sinh ra ở cuối thai kỳ. Khi lớp này được gột sạch (sau khi ra đời), da của trẻ có thể hơi tróc ra khi tiếp xúc với không khí. Điều này là bình thường và không cần phải điều trị.

bệnh về da ở trẻ sơ sinh
Thêm nữa, nhiều trẻ có vết bớt bẩm sinh dần dần mờ đi theo thời gian mà không cần điều trị. Nhưng một số bớt bẩm sinh có thể phát triển rộng ra trước khi chúng biến mất, và một số khác thì ở lại vĩnh viễn. Bác sĩ nhi sẽ khuyên bạn liệu vết bớt bẩm sinh nên được xử lý hay để vậy. Trẻ sơ sinh có thể phát triển nhiều mẩn đó khác nhau trong mấy tháng đầu đời. Giống như vết bớt bẩm sinh, những nốt ngứa này thường biến mất mà không cần điều trị. Nhưng nếu con bạn bị vết mẩn đó ngứa dai dẳng (không chịu bay) hoặc lan rộng, hãy đi khám bác sĩ.

Thường trẻ không cần phấn, dầu và nước thoa để giữ cho da mịn, dù cho các quảng cáo sản phẩm dành cho trẻ có tuyên bố gì đi chăng nữa. Nếu da của con bạn rất khô, hãy xoa một chút dầu giữ ẩm hoặc thuốc mỡ (loại không có mùi) vào những vùng bị khô. Tránh sử dụng dầu có chứa nước hoa và không có tác dụng bôi làm trơn tốt như dầu giữ ẩm. Chỉ sử dụng xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da được sản xuất riêng cho trẻ em; những sản phẩm khác có thể có chứa nước hoa, thuốc nhuộm, cồn và các hóa chất khác có nguy cơ gây kích thích da.

Tắm hàng ngày cũng tốt cho con bạn và dù không nhất thiết, nhưng tắm có thể là một phần tạo thói quen nhất quán vào giờ đi ngủ. Chỉ cần đảm bảo nhiệt độ nước ấm khi tiếp xúc với mặt trong cổ tay hoặc khuỷu tay của bạn, và giới hạn khoảng thời gian tắm. Sử dụng kem làm ẩm không mùi. Kem hoặc thuốc mỡ bôi sau khi tắm có thể giúp da không bị khô. Giữ cho bé sạch sẽ bằng cách lau thật sạch các vết thức ăn trên mặt, tay và rửa quanh vùng tã thật kỹ khi thay.

Nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn bị

CẢNH BÁO!
Sử dụng nước lọc và vải bông thấm nước hoặc khăn tắm sạch để tắm bé – Dùng khăn ướt là không cần thiết. Nhưng nếu có dùng, hãy chọn loại dành cho trẻ em; những loại khăn dành cho người lớn thường có chứa cồn, có thể khiến da bị khô và kích thích.

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thể cóHành động cần thực hiện
Con bạn nhiều hơn 1 ngày tuổi nhưng ít hơn 1 tuần tuổi và bị vàng da.Vàng da sinh lý.Xin ý kiến bác sĩ nhi. Họ sẽ khám cho bé và đề ra cách điều trị cần thiết. (Thường là không cần phải điều trị.)
Con bạn có hoặc nhiều mảng hồng nhạt, nâu, đỏ hoặc tím trên người.Bớt đỏ nevus flammeus (bớt bẩm sinh), u máu (mạch máu hoặc u máu) hay các vết chàm ở cổ hoặc mặt (bớt bẩm sinh màu đỏ đậm cho tới tím) xuất hiện trong mấy tuần đầu đời.Việc đánh giá và điều trị, nếu cần, tuỳ thuộc vào loại bớt bẩm sinh.
Các vết màu hồng, lốm đốm đồng màu ở một số vị trí nhất định (như gáy cổ, giữa trán, giữa môi trên, xung quanh hai bên mũi, mi mắt) thường mờ đi khi trẻ ở được 12 đến 18 tháng.
Con bạn có một vết lớn màu xám-xanh nhạt như vết bầm trên lưng hoặc mông.Bớt Mông Cổ.Vết này rất thường thấy. Nó sẽ mờ đi, rất có thể là trước khi bé 5 tuổi.
Con bạn có nhiều nốt nhỏ màu vàng-trắng trên môi, má và trán.Con bạn có nhiều nốt nhỏ màu vàng-trắng trên môi, má và trán. Tăng tuyến bã nhờn.
Mụn (mụn nhỏ li ti).
Do mồ hôi.
Hai tình trạng đầu tiên phát sinh do tuyến bã nhờn mở rộng, không cần điều trị gì và sẽ tự biến mất. Mồ hôi sẽ hết mà không cần điều trị; trong thời gian đó, hãy tránh cho bé mặc quá nhiều đồ.
Con bạn mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc vết khác giống như mụn trứng cá.Mụn trứng cá ở trẻ dưới 1 tuổi.Mụn trứng cá là hiện tượng bìinh thường ở trẻ sơ sinh, thường là do hooc môn của mẹ hoặc của bé. Nó sẽ tự hết mà không cần điều trị, nhưng nếu không hết, xin ý kiến bác sĩ nhi.
Con bạn có những mảng màu vàng-nâu, nhờn trên da mặt và phía sau tai.Viêm da tiết bã (seborrheic dermatitis) (viêm da đầu ở trẻ sơ sinh; xem “Rụng tóc”). Thường xuyên gội đầu cho bé bằng dầu gội và vỗ cho da đầu khô; xoa da đầu bé với dầu dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ trước khi rửa sạch có thể giúp làm mềm bề mặt da. Bác sĩ nhi có thể khuyên bạn dùng một loại kem thích hợp.
Con bạn có những mảng đóng vẩy, đỏ trên má, vùng tã hoặc bất cứ chỗ nào khácEczema (chàm bội nhiễm). Xin ý kiến bác sĩ nhi. Nếu bệnh eczema bị nặng, cần khám chuyên khoa da.
Con bạn có những vết rộp mọng nước trên cơ thể.Chốc bóng nước (một dạng nhiễm khuẩn cầu chùm).Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. Đây rất có thể là một vấn đề sức khỏe trầm trọng đòi hỏi phải điều trị y tế ngay lập tức

Theo “Bác sĩ của con”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay