Những vấn đề về khả năng đi của trẻ mẹ cần lưu ý

NGÀY ĐĂNG: 29/07/2016
Đa số trẻ nhỏ bước những bước đi đầu đời khi tròn 1 tuổi (hoặc sớm hơn hay muộn hơn một chút), trừ một số trường hợp trẻ tuy khỏe mạnh và phát triển bình thường nhưng vẫn không thể tự đi được cho đến khi được khoảng 1 tuổi rưỡi. Để bước được những […]

Đa số trẻ nhỏ bước những bước đi đầu đời khi tròn 1 tuổi (hoặc sớm hơn hay muộn hơn một chút), trừ một số trường hợp trẻ tuy khỏe mạnh và phát triển bình thường nhưng vẫn không thể tự đi được cho đến khi được khoảng 1 tuổi rưỡi. Để bước được những bước đầu tiên, trẻ phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển tuân theo một trình tự đã được nghiên cứu và công nhận. Giai đoạn này khởi đầu bằng việc lẫy, tiếp theo là ngồi dậy, bò và tiến dần đến tự bước đi (xem bảng “các mốc phát triển trong 3 năm đầu đời”). Tuy nhiên, một số ít trẻ có khả năng tự lập lại bỏ qua giai đoạn bò mà tiến thẳng từ giai đoạn lê bằng mông đến giai đoạn tự bước đi.

Ở thời kỳ đầu tiên khi mới biết đi, trẻ sẽ đứng ở thế hai chân dạng rộng ra, cùng với ngón chân hướng ra ngoài, còn hai cánh tay dang ra và khuỷu tay hơi gập lại. Lúc này, trẻ không đi theo một đường thẳng mà thường bước theo hướng từ phía bên này sang phía bên kia. Mặc dù lúc đầu trẻ sẽ liên tục bị hụt chân và vấp ngã, song khi đã đi được vài tháng, trẻ sẽ đủ tự tin để thực hiện một loạt các thao tác phức tạp như bước chân sang hai bên hay bước lùi, cúi xuống để nhặt đồ vật lên và vừa bước đi vừa cầm theo đồ chơi, hay vừa bước đi vừa ném bóng. Khi đã có nhiều kinh nghiệm, trẻ sẽ thích thú chạy và sẽ lại bị ngã liên tục. Sẽ là hoàn toàn bình thường nếu trẻ “ngã an toàn”.

Gọi cho bác sĩ nhi khi con bạn:

Vấn đề vè khả năng đi của trẻ

Dưới đây là những tình huống mà con bạn có thể gặp phải và mẹ cần lưu ý:

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thể cóHành động cần thực hiện
Con bạn khoảng 15 tháng tuổi, không có dấu hiệu gì về việc sẵn sàng bước đi, bé cũng không thích thú với việc di chuyển.Chậm phát triển.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển cho bé
Con bạn quặp ngón chân một cách rõ rệt khi bước đi.Một giai đoạn phát triển bình thườngXu hướng này sẽ dần mất đi khi bé lớn lên và thường không gây cản trở những chuyển động của bé.
Con bạn đi tập tễnh và kêu đau. Chấn thương.
Một loại viêm nhiễm nào đó.
Viêm khớp.
Một loại bệnh khác cần được điều trị.
Nếu bạn không thể tìm ra và loại trừ nguyên nhân (như một mảnh dằm), hãy nhớ đưa bé đến bác sĩ nhi để được khám.
Con bạn đi tập tễnh nhưng không kêu đau và có dáng đi lạch bạch.Thần kinh cơ bị yếu.
Rối loạn khớp hông.
Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và quyết định xem bé có cần phải đến gặp một chuyên gia sức khỏe khác hay không.
Sau nhiều tháng đã tự đi được, con bạn vẫn bước đi trên phần phía trước của bàn chân.Thói quen.
Vấn đề về thần kinh cơ.
Mặc dù hiện tượng này là bình thường trong những tháng đầu tiên mới biết đi, nhưng cần được kiểm tra và đánh giá nếu nó không hết khi trẻ 2 tuổi. Hãy đưa bé đến bác sĩ nhi để được khám và quyết định xem liệu bé có gặp vấn đề gì khác cần được điều trị hay không.
Con bạn được 1-3 tuổi, gặp khó khăn khi bước đi, bé ngã quá nhiều và rất khó khăn để lấy lại thăng bằng. Bé phải chống tay khi muốn đứng dậy vạ có xu hướng đi lạch bạch.Bệnh đau cơ mô hay một bệnh về thần kinh cơ khác cần đươc chẩn đoán và điều trị.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và có thế sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia sức khỏe khác.Trường hợp
gặp vấn đề về cơ mô hoặc thần kinh cơ, bé sẽ phải điều trị lâu dài. Bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tìm các nhóm hoạt động hỗ cha mẹ và bé.

Theo “Bác sĩ của con” – Chỉ dẫn viện hàn lâm nhi khoa Mỹ

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay