Những vấn đề về thức ăn ở trẻ sơ sinh

NGÀY ĐĂNG: 17/04/2017
Trong năm đầu đời, thức ăn chính củạ trẻ là sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả hai. (Các bác sĩ nhi khuyên nên cho ăn dặm khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi hoặc số cân tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.) Mối quan tâm của bạn là đảm bảo […]

Trong năm đầu đời, thức ăn chính củạ trẻ là sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả hai. (Các bác sĩ nhi khuyên nên cho ăn dặm khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi hoặc số cân tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.) Mối quan tâm của bạn là đảm bảo con mình có đủ calo.

Bạn có thể làm điều này bằng cách để ra một lịch cho ăn đều đặn. Như thế không có nghĩa là đặt ra một kế hoạch cứng nhắc và nhất định rằng con bạn phải ăn một lượng thức ăn nhất định vào mỗi lần cho ăn. Điều quan trọng là phải chú ý tới các dấu hiệu của bé và hành động phù hợp với nhu cầu của bé.

vấn đề về thức ăn ở trẻ sơ sinh

Thời gian đầu, con bạn nên được cho ăn khoảng mỗi 2 – 3 tiếng tuỳ nhu cầu, cố gắng cho bé ăn đến 12 lần một ngày. Nếu con bạn ngủ lâu hơn 4 – 5 tiếng và bắt đầu bỏ ăn, hãy đánh thức bé dậy và đưa bình sữa hoặc bầu vú vào miệng bé. Thực ra, nếu con bạn nhỏ hơn 2 tới 3 tháng và ngủ qua đêm không cần ăn, thì có thể là bé không được ăn đủ. Mặt khác, một số bé có thể “ăn dồn dập” cứ mỗi 1 đến 2 tiếng, việc đó giúp kích thích sữa của mẹ tiết ra nhiều hơn. Những bước phát triển nhảy vọt (growth spurts) có thể khiến bé đói hơn bình thường.
Những bước này xuất hiện ở khoảng 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi, dù có thể mỗi bé mỗi khác. Ngay cả nếu bạn không thể nhận thấy sự thay đổi ở tốc độ phát triển, hãy sẵn sàng cho bé ăn nhiều hơn nếu bé bú mẹ, hoặc cho bé nhiều sữa công thức hơn mỗi lần bú bình. Về các vấn đề dinh dưỡng cho trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, xem “Những vấn đề về thức ăn của trẻ”.

Xin ý kiến bác sĩ nhi nếu con bạn:

Cảnh báo!

Nhiều cha mẹ lo lắng rằng con mình ăn không đúng cách. Hãy đến gặp bác sĩ nhi để kiểm tra cận nặng tăng trong hai tháng đầu đời để được yên tâm.

Cho con ăn vừa đủ

Không dễ để biết liệu bạn có cho con ăn đúng lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức hay không nhưng hãy ghi nhớ rằng dạ dày của con bạn rất nhỏ, cỡ bằng nắm tay tí hon của bé. Sau mấy ngày đầu đời, nếu trẻ mới sinh ăn sữa công thức sẽ uống khoảng 60 – 90ml sữa công thức mỗi lần ăn. Trong mấy tuần đầu tiên, bé sẽ ăn trung bình mỗi 3 – 4 giờ một lần. Những trẻ bú mẹ mỗi lần thường ăn ít và ăn thường xuyên hơn. Đến cuối tháng đầu tiên, các bé thường ăn ít nhất 120ml một lần ăn, với lịch ăn có thể dự đoán được khoảng mỗi 4 giờ một lần. Đến 6 tháng tuổi, bé sẽ tiêu thụ 180 – 240ml mỗi lần và ăn 4 – 5 lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Trung bình, một ngày con bạn nên uống khoảng 150ml sữa công thức cho 1 kg cân nặng cơ thể, tuy nhiên, bé sẽ điều chỉnh lượng uống theo từng ngày để đáp ứng nhu cầu riêng của bé. Thay vì tuân theo lượng cố định, hãy để con nói cho bạn biết khi nào thì bé thấy đủ. Hầu hết các bé đều hài lòng với 90 – 120ml một lần ăn trong suốt tháng đầu đời. Các bé sẽ tăng lượng đó lên mỗi tháng 30ml cho tới khi đạt khoảng 210 – 240ml khi được 7- 8 tháng tuổi. Nếu con bạn dường như lúc nào cũng muốn ăn nhiều hay ít hơn lượng này thì xin ý kiến bác sĩ.

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thể cóHành động cần thực hiện
Con bạn đôi khi ngậm bắt vú hay núm bình chậm. Có lúc bé ngủ trở lại sau vài ngụmChưa thực sự đói
Buồn ngủ (rất phố biến trong tuần đầu đời của bé).
Vỗ má và miệng bé gần bầu vú hay bình để kích thích phản xạ và khiến bé đi tìm đầu vú. Nếu con bạn không đòi, hãy đợi vài phút. Nếu bạn thấy con định ngủ trở lại, hãy thay quần áo, thay tã cho bé.
Con bạn quá kích động và khó chịu đến nỗi không ăn đượcTính khí
Quá đói
Đau bụng.
Chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi bé bắt đầu quá khó chịu. Cho bé ăn ở nơi yên tĩnh. Bé sẽ tự khỏi đau bụng. Hãy thử rút ngắn thời gian giữa các lần ăn
Con bạn trớ sau ăn những vẫn tăng cân bình thường.Hành vi hình thường hoặc có thể ăn quá nhiềuCon bạn sẽ tự hết trớ. Hãy bảo vệ mình bằng một chiếc khăn bông và giữ yên bé sau mỗi lần ăn. Hãy hỏi bác sĩ nhi xem có phải bạn cho con ăn quá nhiều không.
Con bạn nôn sau mỗi lần ăn. Bé sụt hoặc không tăng được cânChứng hẹp môn vị hoặc chứng tắc nghẽn tiêu hoá, trào ngược dạ dày thực quản (dịch trong dạ dày trào ngược vào thực quản)Gọi cho bác sĩ nhi để đánh giá và xử lý.
Phân của con bạn rất loãng, có máu hay nhiều nhầy. Bé đi ngoài 8 lần hoặc hơn trong một ngàyTiêu chảy nhiễm trùng.
Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn.
Gọi cho bác sĩ nhi.
Con bạn không tăng cân trong khi bạn nghĩ bé nên tăngKhông phát triểnGọi cho bác sĩ nhi ngay lập tức. Có thể bé cần những biện pháp đơn giản. nhưng bác sĩ nhi sẽ khám cho bé để loại trừ tất cả những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bác sĩ nhi cũng có thể cùng bạn xem xét biểu đồ phát triển của bé.

Theo “bác sĩ của con” chỉ dẫn sức khỏe Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay